Mất Răng Và Những Cách Phục Hình Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Kiến thức implant
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Mất Răng Và Những Cách Phục Hình Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Mất răng hoặc mất răng toàn hàm là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, dẫn tới nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt cũng như ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Dưới đây là những cách phục hình răng mất phổ biến nhất hiện nay.

1. Bị mất răng thì phải làm sao?

Nhiều người loay hoay tự hỏi bị mất nhiều răng thì phải làm sao bởi răng vĩnh viễn thì không thể mọc lại được nữa. Hiện nay, có 3 phương án giúp khôi phục lại răng mất phổ biến nhất dưới đây:

1.1 Trồng răng giả tháo lắp 

Trồng răng giả tháo lắp là một phương án phục hình răng ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn giữ được sức hút nhất định.

Nguyên do là nó có giá thành rẻ, phục hồi nhanh chóng răng mất và có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Răng giả tháo lắp có phần nướu giả và phần răng giả lắp ở trên, có thêm phần móc nối để móc vào răng thật nhằm cố định hàm.

Do là phương án phục hình ra đời đã lâu nên trồng răng giả tháo lắp vẫn còn mắc nhiều hạn chế. Người mất răng vĩnh viễn sử dụng hàm tháo lắp sẽ cảm thấy lỏng lẻo khi ăn nhai, không ngăn chặn được tiêu xương hàm và thường gây đau nướu.

Phương pháp hàm răng giả tháo lắp

Phương pháp hàm răng giả tháo lắp

1.2 Cầu răng sứ 

Cầu răng sứ là phương án trồng răng cố định và hiện đại hơn so với trồng răng giả tháo lắp. Các bác sĩ sẽ mài nhỏ răng thật hai bên, sau đó gắn cầu răng sứ vào thay cho răng đã mấy.

Cầu răng sứ có ưu điểm là cố định, không phải tháo ra lắp vào và ăn nhai tốt. Tuy nhiên, lâu ngày thì hiện tượng tiêu xương vẫn diễn ra khiến cho nướu hõm xuống, làm lộ cầu răng giả. Đồng thời ở các răng thật bị mài rất dễ bị ê buốt.

Phương pháp cầu răng sứ

Phương pháp làm cầu răng sứ

1.3 Trồng răng Implant cố định

Cấy ghép implant là gì? Cấy ghép implant (trồng răng Implant )phục hình răng mất có thể nói là phương pháp hiện đại và tốt nhất hiện nay. Với cấu trúc bao gồm mão sứ, khớp nối Abutment và trụ Implant được cấy cứng chắc vào răng hàm nên hoàn toàn giống như một chiếc răng thật. Nếu như bạn phân vân nên làm răng giả tháo lắp hay cố định thì tốt nhất là làm cố định, đặc biệt là trồng răng Implant.

Trồng răng Implant mang đến nhiều lợi ích như đang sở hữu răng thật và không hề xảy ra tình trạng tiêu xương – điều mà hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ vẫn chưa khắc phục được. Đồng thời, thời gian sử dụng răng Implant cũng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc răng Implant tốt.

Răng Implant là loại răng giả tốt và hiện đại nhất hiện nay

Răng Implant là loại răng giả tốt và hiện đại nhất hiện nay

Ngày nay, mất răng làm răng giả rất phổ biến nhằm đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ vẫn diễn ra bình thường. Để biết mình phù hợp với cách trồng răng giả nào thì cách tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.

3 Kế hoạch điều trị mất răng bằng phương pháp trồng răng implant

2. Bị mất răng toàn hàm phải làm sao?

Tương tự với mất một răng thì mất răng toàn hàm có 3 phương pháp phục hình như: Hàm nhựa tháo lắp, hàm phủ trên implant và phục hình toàn hàm All on 4/ All on 6

2.1 Làm phương pháp hàm nhựa tháo lắp khi mất răng toàn hàm

Sử dụng hàm giả tháo lắp cho mất răng toàn hàm

Sử dụng hàm giả tháo lắp cho mất răng toàn hàm

Hàm nhựa tháo lắp toàn hàm cấu tạo gồm 2 bộ phận: các răng giả và nền hàm được thiết kế gần giống phần nướu thật. Đây là phương pháp phục hình răng phổ biến và tiết kiệm nhất hiện nay. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm của hàm tháo lắp cổ điển:

  • Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh.
  • Thời gian chờ đợi nhận hàm giả ngắn, chỉ cần 1 tuần là hoàn thành.
  • Chi phí vừa phải, khoảng 15 triệu/hàm.
  • Không yêu cầu người bệnh phải có mật độ xương hàm tốt.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ thấp.
  • Gây tiêu xương hàm nhanh chóng do áp lực từ hàm giả tạo ra.
  • Làm giảm khẩu vị do thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc miệng.
  • Lỏng lẻo, dễ rơi rớt khi ăn uống và cử động nên gây cản trở lớn với sinh hoạt hàng ngày.
  • Chỉ thích hợp với hàm trên do khả năng chịu lực kém.

2.2 Làm phương pháp hàm phủ trên implant khi mất răng toàn hàm

Sử dụng hàm phủ trên implant cho mất răng toàn hàm

Sử dụng hàm phủ trên implant cho mất răng toàn hàm

Để khắc phục các khuyết điểm của hàm nhựa tháo lắp, thì phương pháp phục hình bằng hàm phủ trên implant xuất hiện. Hàm phủ trên implant vẫn là phương pháp sử dụng hàm giả, nhưng thay vì gắn trực tiếp trên nướu như phương pháp cổ điển, thì hàm sẽ được cố định bằng các implant có liên kết với các khóa cài để cố định hàm giả. Phương pháp hàm phủ trên implant có 2 loại phổ biến:

– Khóa cài implant bằng bi: Các implant gắn trong xương hàm sẽ được gắn trực tiếp với hàm giả bằng các khóa cài hình bi, khóa cài này sẽ ăn khớp với ổ chứa trên hàm giả.

– Khóa cài bằng thanh bar: Các implant trong hàm sẽ được gắn với một thanh bar mỏng. Phía trên thanh bar sẽ có các khóa cài để liên kết chặt thanh bar với hàm giả.

Ưu điểm của hàm phủ trên Implant:

  • Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.
  • Thẩm mỹ hơn so với hàm tháo lắp cổ điển do sử dụng nhiều nướu giả hơn.
  • Tăng độ chắc chắn cho hàm giả tháo lắp, nhờ đó sức nhai cũng được cải thiện.
  • Thích hợp với những bệnh nhân tiêu xương nhiều hoặc người quá lớn tuổi.

Nhược điểm:

  • Giảm cảm giác ngon miệng bởi sự cản trở của nền hàm nên thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc.
  • Phải kiểm tra và thay các khoá cài thường xuyên (khoảng 6 tháng/lần).
  • Chi phí cao nếu phải sử dụng nhiều Implant.

2.3 Làm phương pháp cấy ghép implant All on 4/ All on 6 khi mất răng toàn hàm

Phục hình toàn hàm bằng phương pháp cấy ghép implant All on 4/ All on 6

Phương pháp All on 4/ All on 6 được bác sĩ khuyên dùng cho mất răng toàn hàm

Phục hình toàn hàm All on 4/ all on 6 là phương pháp tân tiến, sử dụng 4 hoặc 6 trụ implant cấy vào xương hàm, nhằm cố định và nâng đỡ hàm giả. Sau khi thăm khám, kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định vị trí phù hợp để cắm các trụ implant trong xương hàm nhằm mang lại khả năng chống đỡ tốt nhất, cũng như phân bố đồng đều lực nhai của toàn hàm lên các trụ.

  Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao
  • Khả năng ăn nhai vượt trội nhờ lực đỡ của 4 hoặc 6 trụ implant.
  • Tuổi thọ cao
  • Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm

Nhược điểm

  • Chi phí cao hơn 2 phương pháp trên.

3. Mất răng toàn hàm khi nào trồng lại được? 

Theo khuyến cáo của bác sĩ, sau khi mất răng vĩnh viễn thì cần phải trồng lại càng sớm càng tốt, tốt nhất là khoảng 2 tháng sau khi nhổ răng. Nếu càng kéo dài thời gian mất răng, thì càng có nhiều hậu quả khôn lường xảy ra.

Trong những phương án trồng lại răng mất kể trên, thì cấy ghép Implant là phương pháp có thể thực hiện đồng thời với việc nhổ răng. Việc mất răng trồng lại nhanh chóng này vừa giúp cơ thể không phải chịu đau đớn nhiều lần vừa giúp cho vết thương nhanh lành hơn do không có sự tổn thương quá lớn.

Đồng thời, không phải phát sinh thêm chi phí ghép xương vì lúc này xương hàm chưa bị tiêu biến.

4. Hậu quả của mất 1 răng hoặc mất răng toàn hàm

Có thể bạn không biết, mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm hoặc bất kỳ vị trí nào thì cũng gây ra những hậu quả khó lường.

  • Ăn nhai và thẩm mỹ suy giảm

Một hậu quả dễ thấy nhất đó là sức ăn nhai và thẩm mỹ của người mất răng bị giảm sút. Tại vị trí mất răng, đặc biệt răng hàm – nơi nhai chủ yếu thì phải chuyển sang nhai nhiều ở vị trí khác. Lâu ngày sẽ gây đau thái dương hàm. Đồng thời, do khó khăn trong việc nghiền nhỏ thức ăn, nên hệ tiêu hóa ít nhiều đều có sự ảnh hưởng.

  • Tiêu xương hàm

Mất răng lâu ngày đồng nghĩa với việc xương hàm ở vị trí này không còn tác dụng nâng đỡ, không có lực ăn nhai tác động thường xuyên nên việc tiêu xương hàm sẽ diễn ra nhanh chóng.

  • Răng lệch lạc, sai khớp cắn

Răng bị mất sẽ khiến cho các răng còn lại đổ dồn về vị trí này. Răng đối diện cũng có xu hướng như vậy bởi không có răng nào nâng đỡ. Tình trạng lệch lạc răng này sẽ làm sai khớp cắn, răng yếu dần và nhanh chóng mất răng.

  • Già trước tuổi

Khi bị mất răng mà không trồng lại, tiêu xương hàm dẫn đến tình trạng nướu hõm xuống, làm vùng da bên ngoài cũng lõm vào bên trong. Hiện tượng này có thể giải thích cho việc người mất răng thường có gương mặt già hơn trước tuổi, da mặt nhăn nheo và chảy xệ.

Mất răng khiến xương hàm bị tiêu và gương mặt già đi nhanh chóng

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm