Mất Răng Toàn Hàm: Giải Pháp Phục Hình Nào Là Hiệu Quả?
Kiến thức implant
27.08.2024
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Mất Răng Toàn Hàm: Giải Pháp Phục Hình Nào Là Hiệu Quả?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Mất răng toàn hàm là vấn đề răng miệng nghiêm trọng, gây nhiều tác động mạnh mẽ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân, tác hại và các giải pháp phục hình răng toàn hàm hiệu quả để phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng mất răng toàn hàm

  • Viêm nha chu kéo dài

Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất răng. Viêm nhiễm kéo dài làm cho các mô nướu và xương ổ răng bị tổn thương nghiêm trọng, khiến răng lung lay và rụng dần, dẫn đến tình trạng mất răng toàn bộ hàm.

  • Sâu răng nặng

Sâu răng sẽ tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời, gây viêm tủy, nhiễm trùng chân răng, áp xe… làm mất răng một cách nhanh chóng. Sự tích tụ của các ổ sâu răng nghiêm trọng có thể dẫn đến việc bị mất răng toàn hàm.

  • Chấn thương

Những va chạm, chấn thương nghiêm trọng ở vùng mặt, miệng có thể làm tổn thương cấu trúc xương hàm và răng, gây ra tình trạng gãy hoặc mất nhiều răng cùng lúc, dẫn đến việc bị mất răng toàn hàm.

  • Bệnh lý toàn thân

Những người có tiền sử bệnh lý mãn tính như tiểu đường, loãng xương, tim mạch, cường tuyến cận giáp… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thường có nguy cơ cao gặp phải tình trạng bị mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm.

  • Tuổi cao

Khi tuổi tác tăng cao, sức khỏe răng miệng suy giảm, khả năng tái tạo mô xương hàm giảm dần, khiến răng trở nên yếu và dễ rụng hơn, làm gia tăng nguy cơ mất răng toàn hàm ở người cao tuổi.

mất răng toàn hàm

Mất răng toàn hàm ở người cao tuổi

2. Mất răng toàn hàm gây ra tác hại gì?

Tình trạng mất răng toàn hàm gây ra hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng và tổng thể như:

  • Ảnh hưởng chức năng ăn nhai

Khi mất toàn bộ răng, người bệnh gặp khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn, phải chọn thức ăn mềm hoặc xay nhuyễn, dẫn đến chế độ ăn uống thiếu đa dạng và thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đồng thời, việc hạn chế ăn uống những món mình yêu thích sẽ làm giảm đi niềm vui trong cuộc sống.

  • Tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Mất răng gây ra tình trạng tiêu xương hàm, bởi vì không còn lực nhai tác động lên xương để kích thích duy trì mật độ xương. Khi xương hàm tiêu biến, khuôn mặt sẽ mất đi sự nâng đỡ tự nhiên, dẫn đến các biểu hiện lão hóa như má hóp vào, cằm ngắn lại, nếp nhăn sâu, da chảy xệ,… Tình trạng mất răng toàn hàm làm cho khuôn mặt trông già hơn tuổi thật và gây khó khăn trong việc phục hình răng sau này nếu không được điều trị kịp thời.

Mất răng toàn hàm khiến xương hàm bị tiêu và gương mặt già đi nhanh chóng

Mất răng toàn hàm khiến xương hàm bị tiêu và gương mặt già đi nhanh chóng

  • Làm thay đổi cách phát âm

Khi bị mất răng toàn hàm, âm thanh phát ra sẽ kém chính xác, không tròn vành rõ chữ. Người bệnh sẽ dễ bị nói ngọng, khó phát âm rõ ràng, gây mất tự tin khi giao tiếp.

  • Những tác hại khác

Xương hàm bị tiêu biến dần sau khi mất răng trên toàn bộ hàm gây áp lực lên các dây thần kinh, có thể chèn ép hoặc gây viêm dây thần kinh.

Ngoài ra, lực nhai không còn được phân bố đều trên cung hàm sau khi mất răng, gây áp lực lên các khớp thái dương hàm và các cơ xung quanh, gây ra các cơn đau. Đau khớp thái dương hàm có thể dẫn đến đau đầu hoặc lan tỏa xuống vùng cổ, vai gáy.

3. Phương pháp phục hình cho người bị mất răng toàn hàm

3.1 Dùng hàm giả tháo lắp

Đây là phương pháp phục hình răng toàn hàm được ra đời sớm nhất, hàm giả tháo lắp được thiết kế với hai bộ phận chính là mô nướu giả và răng giả. Hàm tháo lắp được gắn trực tiếp lên nướu thật và cố định bằng lực hút tự nhiên hoặc keo dính nha khoa, có thể tháo lắp ra khỏi miệng. Quá trình thực hiện khá đơn giản, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm, chế tạo hàm giả để bệnh nhân lắp thử và điều chỉnh để hàm giả vừa khít với hàm.

mất răng toàn hàm

Sử dụng hàm giả tháo lắp cho người bị mất răng toàn hàm

Ưu điểm:

  • Đây là phương pháp phục hình răng có chi phí rẻ nhất hiện nay.
  • Quá trình thực hiện nhanh chóng, không cần phẫu thuật xâm lấn.
  • Giúp lấp đầy khoảng trống mất răng, cải thiện nụ cười.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ hạn chế, dễ bị lộ răng giả khi giao tiếp.
  • Chức năng ăn nhai kém, dễ bị xê dịch, lỏng lẻo khi ăn nhai hoặc nói chuyện.
  • Làm giảm khẩu vị do thức ăn không được tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc miệng.
  • Cần phải tháo ra lắp vào để vệ sinh hàng ngày.
  • Xương hàm bị tiêu đi nhanh chóng do không có lực tác động trực tiếp đến xương hàm, nướu cũng dần teo nhỏ lại do áp lực từ hàm giả tháo lắp, làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt.
  • Độ bền thấp, cần thay mới định kỳ do hàm tháo lắp bị hư hỏng hoặc lỏng lẻo theo thời gian.

3.2 Làm hàm phủ trên Implant

Phương pháp làm hàm phủ trên implant hay còn gọi là hàm giả tháo lắp trên implant, là sự kết hợp giữa hàm tháo lắp truyền thống và cấy ghép implant hiện đại, nhằm cải thiện sự ổn định và chức năng của hàm giả.

Hàm giả tháo lắp (hàm phủ) được cố định nhờ các trụ Implant được cấy ghép vào xương hàm (khoảng 2-4 trụ implant), thay vì gắn hàm giả trực tiếp trên nướu như phương pháp cổ điển. Phương pháp hàm phủ trên implant có 2 loại phổ biến:

Khóa cài implant bằng bi: Các implant sau khi cấy vào xương hàm sẽ được gắn một khớp nối dạng bi để liên kết với một khóa cài tương ứng ở hàm giả.

Khóa cài implant bằng thanh bar: Một thanh bar bằng kim loại sẽ được gắn vào các trụ implant, hàm giả sẽ được gắn chặt vào thanh bar này bằng các khóa cài. Phương pháp này có độ ổn định và lực giữ cao hơn so với làm khóa cài implant bằng bi, tuy nhiên chi phí cũng sẽ tốn kém hơn.

Phương pháp làm hàm phủ trên Implant

Phương pháp làm hàm phủ trên Implant

Ưu điểm:

  • So với hàm giả tháo lắp truyền thống, hàm phủ trên implant ổn định chắc chắn hơn nhờ được gắn cố định lên trụ implant, giúp bệnh nhân ăn nhai tốt hơn, thoải mái hơn với nhiều loại thức ăn.
  • Hàm phủ tháo lắp vững chắc, không gây cảm giác vướng víu, giúp bệnh nhân tự tin hơn khi giao tiếp, cười nói mà không lo hàm bị lỏng lẻo hay rơi ra.
  • Implant kích thích xương hàm phát triển, làm giảm tình trạng tiêu xương hàm do lực nhai được truyền tải qua các trụ Implant thay vì chỉ tác động lên nướu.

Nhược điểm:

  • Mặc dù ổn định hơn hàm tháo lắp, nhưng vẫn không chắc chắn bằng phương pháp cấy ghép toàn hàm cố định All on 4/All on 6
  • Quá trình điều trị thường kéo dài hơn so với hàm giả tháo lắp truyền thống, vì cần thời gian để implant tích hợp xương.
  • Cần tháo rời để vệ sinh hàng ngày, có thể gây bất tiện cho một số người. Nếu không vệ sinh kỹ, thức ăn có thể mắc kẹt trong hệ thống liên kết, gây viêm nhiễm hoặc hôi miệng.
  • Cần kiểm tra và bảo trì định kỳ các khớp nối và hàm giả (khoảng 6 tháng/lần) để đảm bảo chúng hoạt động tốt.

3.3 Phương pháp cấy ghép implant toàn hàm All on 4/All on 6

Phương pháp cấy ghép implant All on 4/All on 6 là kỹ thuật phục hình răng toàn hàm tiên tiến nhất hiện nay, được các nha sĩ đánh giá cao nhờ những ưu điểm vượt trội về khả năng ăn nhai, thẩm mỹ cao, độ bền và tuổi thọ lâu dài.

4 hoặc 6 trụ implant sẽ được cấy vào xương hàm theo vị trí phù hợp để có thể nâng đỡ và cố định hàm răng giả tốt nhất, chờ cho trụ implant tích hợp với xương hàm trong khoảng 3-6 tháng, bác sĩ sẽ phục hình 12-14 răng sứ cố định lên trên. Trong thời gian chờ implant tích hợp xương, bệnh nhân sẽ được gắn hàm răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

mất răng toàn hàm

Phương pháp cấy ghép implant toàn hàm All on 4/All on 6

Ưu điểm:

  • Phương pháp này giúp phục hồi khả năng ăn nhai lên tới 90 – 95% so với răng thật, bệnh nhân có thể thoải mái ăn uống, kể cả những thức ăn cứng và cảm nhận được trọn vẹn hương vị món ăn.
  • Răng sứ cố định trên implant được thiết kế tương tự như răng thật, đặt sát khít với nướu giúp mang lại tính thẩm mỹ cao.
  • Vệ sinh dễ dàng như răng thật, không cần phải tháo lắp phức tạp như hàm giả tháo lắp truyền thống.
  • Trụ implant kích thích xương hàm, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương thường xảy ra sau khi mất răng, duy trì hình dáng khuôn mặt cân đối.
  • Trụ Implant và răng sứ cố định đều có độ bền cao, có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách.

Nhược điểm

  • Chi phí trồng răng implant toàn hàm cao hơn đáng kể so với các phương pháp phục hình răng khác.
  • Thời gian điều trị kéo dài, thường mất từ 3 – 6 tháng để trụ implant liên kết chắc chắn cùng xương hàm.
  • Trồng răng implant toàn hàm là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao.

4. Chi phí trồng răng implant toàn hàm All on 4/All on 6

Chi phí trồng răng implant toàn hàm thường dao động từ 110.000.000 đồng/hàm – 290.000.000 đồng/hàm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: phương án phục hình toàn hàm mà bác sĩ chỉ định (All on 4/5/6), loại trụ implant và răng sứ sử dụng, tình trạng xương hàm của bệnh nhân, cơ sở nha khoa và tay nghề bác sĩ thực hiện,…

Phương pháp phục hình toàn hàm Trụ implant Chi phí (VNĐ/hàm)
Implant All on 4

(4 implant + 12 răng sứ)

Implant DiO (Hàn Quốc) 110.000.000
Implant Mis C1 (Đức) 180.000.000
Implant Tekka Global D (Pháp) 180.000.000
Implant Nobel Biocare (Thụy Điển) 220.000.000
Implant Straumann SLActive (Thụy Sĩ) 240.000.000
Implant All on 5 

(5 implant + 14 răng sứ)

Implant DiO (Hàn Quốc) 130.000.000
Implant Mis C1 (Đức) 210.000.000
Implant Tekka Global D (Pháp) 210.000.000
Implant Nobel Biocare (Thụy Điển) 250.000.000
Implant Straumann SLActive (Thụy Sĩ) 270.000.000
Implant All on 6 

(6 implant + 14 răng sứ)

Implant DiO (Hàn Quốc) 150.000.000
Implant Mis C1 (Đức) 230.000.000
Implant Tekka Global D (Pháp) 230.000.000
Implant Nobel Biocare (Thụy Điển) 270.000.000
Implant Straumann SLActive (Thụy Sĩ) 290.000.000

Bảng giá trồng răng implant toàn hàm tại Nha khoa I-Dent

Nha khoa I-DENT là một trong những cơ sở nha khoa uy tín và chuyên sâu về trồng răng Implant tại TP.HCM. Quá trình cấy ghép implant toàn hàm được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn từ CKI trở lên, nổi bật có Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng với hơn 10 năm tu nghiệp chuyên sâu Implant tại Pháp.

Trang thiết bị máy móc tại phòng khám được nhập khẩu 100% từ châu Âu, hỗ trợ cho quá trình điều trị implant diễn ra an toàn và hiệu quả như máy chụp CT Cone Beam, Máy X-Quang 3 chiều KTS Gendex 700 Siries, máy cắm Implant PS500 LED, phần mềm giả lập cấy ghép Simplant,…

Bảng giá trên là giá trọn gói trồng răng implant toàn hàm, bao gồm cả phục hình răng sứ trên implant và chi phí ghép xương (nếu có). Nha khoa I-Dent cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào ngoài bảng giá đã niêm yết trong quá trình điều trị. Ngoài ra, I-Dent còn có nhiều chính sách hỗ trợ trả góp 0% lãi suất để giảm bớt gánh nặng tài chính cho bệnh nhân khi mong muốn thực hiện phương án trồng implant toàn hàm.

Nha khoa I-Dent là cơ sở chuyên sâu về cấy ghép Implant tại TPHCM

Nha khoa I-Dent là cơ sở chuyên sâu về cấy ghép Implant tại TPHCM

Mất răng toàn hàm gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng và việc lựa chọn phương án phục hình phù hợp là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do mất răng gây ra. Hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương án phục hình răng toàn hàm phù hợp với tình trạng răng miệng, nhu cầu cũng như khả năng tài chính của bạn.

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm