
Mất răng vĩnh viễn không trồng lại thì có sao không?

- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Mất răng vĩnh viễn không trồng lại sẽ gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai, gây tiêu xương hàm, hóp má, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nguy cơ dễ mắc các bệnh lý răng miệng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xô lệch toàn hàm. Do đó, bác sĩ thường chỉ định khi mất răng vĩnh viễn thì cần trồng răng lại càng sớm càng tốt.
1. Mất răng không trồng lại có sao không?
Mất răng mà không trồng lại có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cả sức khỏe tổng thể. Ngoại trừ trường hợp phải nhổ răng khôn, mất răng do tai nạn, răng sâu,…thì không cần trồng răng lại. Còn đối với tất cả các răng còn lại đều cần trồng vì chúng có vai trò rất quan trọng.
Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng mà không trồng lại:
1.1. Ảnh hưởng quá trình ăn nhai
Răng đóng vai trò quan trọng trong việc cắn xé và nghiền nát thức ăn. Khi mất răng, khả năng này bị suy giảm đáng kể. Việc nhai thức ăn trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là với các loại thức ăn cứng và dai. Dẫn đến thức ăn không được nghiền kỹ trước khi nuốt, gây áp lực lớn lên dạ dày, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
1.2. Gây tiêu xương hàm và lão hóa sớm
Xương hàm phát triển nhờ lực kích thích từ việc ăn nhai. Khi mất răng lâu năm, lực này biến mất, dẫn đến tiêu xương răng. Tiêu xương hàm làm hóp má, da mặt nhăn nheo, gây lão hóa sớm và già trước tuổi. Điều này cũng sẽ làm cho khuôn mặt mất đi sự đầy đặn và cân đối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.

Mất răng không trồng lại gây tiêu xương hàm, lão hóa sớm
1.3. Ảnh hưởng thẩm mỹ
Khoảng trống do mất răng, đặc biệt là mất răng cửa khiến nụ cười trở nên kém duyên và mất đi vẻ đẹp tự nhiên. Điều này dẫn đến sự thiếu tự tin trong giao tiếp, ngại ngùng khi nói chuyện và cười lớn. Thêm vào đó, mất một răng có thể dẫn đến sự nghiêng ngả, xô lệch của các răng còn lại trên cung hàm. Điều này làm thay đổi cấu trúc hàm răng và gây mất thẩm mỹ toàn diện cho khuôn mặt.
1.4. Nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng
Khi răng bị mất, thức ăn dễ dàng mắc kẹt trong khoảng trống, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Theo thời gian, điều này dẫn đến các bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu, thậm chí có thể gây mất các răng kế cận.

Mất răng không trồng lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng
2. Nhổ răng rồi bao lâu thì trồng lại được răng mới?
Vậy nhổ răng bao lâu thì trồng lại được? Thông thường, nhổ răng sau 1-2 tháng là đã có thể trồng răng giả linh hoạt (làm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp,…), còn đối với răng giả cố định (implant) thì sau khi nhổ răng 2 -3 tháng là có thể trồng. Đặc biệt với những bệnh nhân tuổi cao, vết thương nhổ răng vĩnh viễn tương đối lớn thì thời gian đợi lành vết thương thường kéo dài hơn.
3. Các phương pháp trồng răng giả phổ biến
Hiện nay có 3 phương pháp trồng răng được nhiều người lựa chọn để khôi phục lại răng vĩnh viễn bị mất đó là:
3.1 Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là một phương pháp phục hình răng phổ biến, đặc biệt phù hợp với những người mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Phương pháp này bao gồm một nền hàm hoặc khung hàm làm từ titan hoặc kim loại, bên trên là răng giả được chế tạo từ sứ hoặc nhựa.
Ưu điểm:
- Phục hình nhanh chóng, chi phí thấp hơn so với các phương pháp trồng răng khác.
- Người dùng có thể tháo hàm giả ra để vệ sinh dễ dàng, giúp duy trì vệ sinh răng miệng.
Nhược điểm:
- Hàm giả có tuổi thọ thấp chỉ từ từ 3-5 năm, ngắn hơn so với các phương pháp phục hình răng cố định.
- Việc ăn nhai bị hạn chế bởi các loại thực phẩm cứng hoặc dai bởi vì có thể gây khó khăn khi nhai và làm rơi hàm giả.
- Không ngăn chặn tiêu xương hàm vì hàm giả tháo lắp không tạo lực tác động lên xương hàm.
- Ảnh hưởng đến răng xung quanh và cấu trúc khuôn mặt sau một thời gian sử dụng.
3.2 Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một phương pháp trồng răng sứ phục hình răng cố định, sử dụng cầu răng gồm ba mão sứ để thay thế cho một răng đã mất. Phương pháp này yêu cầu mài nhỏ hai răng thật khỏe mạnh bên cạnh vị trí mất răng để làm trụ đỡ cho cầu răng.

Phương pháp làm cầu răng sứ
Ưu điểm:
- Răng sứ được gắn cố định, giúp khôi phục chức năng ăn nhai hiệu quả hơn so với hàm giả tháo lắp.
- Cầu răng sứ được gắn chặt vào răng trụ, mang lại cảm giác chắc chắn và ổn định hơn.
Nhược điểm:
- Việc mài nhỏ hai răng thật khỏe mạnh để làm trụ là một nhược điểm lớn, vì nó có thể làm yếu răng và tăng nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng.
- Nếu bác sĩ không có tay nghề cao, việc mài răng có thể gây tổn thương cho cả răng thật và răng giả.
- Cầu răng sứ thường có tuổi thọ ngắn, thường từ 7-10 năm, sau đó cần được thay thế.
- Giống như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ không tác động lên xương hàm, do đó không ngăn chặn được quá trình tiêu xương.
3.3 Trồng răng implant
Cấy ghép implant được xem là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay, mang lại hiệu quả cao và độ bền vượt trội. Quy trình trồng răng implant bao gồm việc cấy một trụ kim loại vào xương hàm, đóng vai trò như chân răng giả. Sau đó, một mão răng sứ được gắn lên trụ implant, tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh, giống hệt răng thật cả về chức năng lẫn thẩm mỹ.

Phương pháp trồng răng implant
Ưu điểm nổi bật:
- Cấy ghép implant khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ gần như hoàn hảo, tương tự như răng thật.
- Với việc chăm sóc đúng cách, implant có thể tồn tại suốt đời, mang lại giá trị lâu dài và tiết kiệm chi phí.
- Trụ implant tác động lên xương hàm, kích thích sự phát triển và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.
- Răng implant có độ ổn định cao, cho phép ăn uống thoải mái mà không cần kiêng khem.
Hiện nay, trồng răng Implant được đánh giá là phương pháp phục hình răng mất tối ưu, mang lại hiệu quả cao và tuổi thọ lâu dài, gần như không có tác hại của việc trồng răng implant đáng kể.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Khi nào cần nhổ răng?
Trong một số trường hợp, việc nhổ răng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể và ngăn ngừa các biến chứng:
- Răng sâu, viêm tủy, nhiễm trùng nặng không thể điều trị.
- Răng bị viêm nha chu nghiêm trọng, lung lay nhiều.
- Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm.
- Răng gãy, vỡ lớn không thể phục hồi.
- Nhổ răng để tạo khoảng trống cho chỉnh nha (niềng răng).
4.2. Không trồng răng hàm có sao không?
Theo nhiều nghiên cứu, mất răng hàm có thể làm xương hàm tiêu biến 60% chỉ sau 6 tháng. Do đó, việc mất răng hàm nhưng không trồng lại sẽ gây tiêu xương hàm nghiêm trọng, làm hóp má, da nhăn nheo và lão hóa sớm. Ngoài ra, tình trạng này còn làm xô lệch răng, gây mất cân bằng khớp cắn, suy giảm chức năng nhai.
Tóm lại, việc mất răng nhưng không trồng lại sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu về chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng và toàn thân, thậm chí gây mất thêm nhiều răng hơn. Vì vậy, nếu bị mất răng, bạn nên tìm giải pháp trồng răng phù hợp càng sớm càng tốt để phục hồi chức năng, thẩm mỹ, bảo vệ sức khỏe răng miệng và duy trì chất lượng cuộc sống. Đừng chần chừ, hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời để bảo vệ nụ cười và sức khỏe của bạn.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh