Lấy dấu phục hình trên implant là gì? Quy trình và phương pháp
Kiến thức implant
03.01.2025
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Lấy dấu phục hình trên implant là gì? Quy trình và phương pháp

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Sau khi trụ Implant tích hợp cứng chắc vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu Implant để chế tác mão răng sứ bên trên. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao, để các thông số kỹ thuật không bị sai sót. Đảm bảo răng sứ thiết kế ra có màu sắc đẹp, không bị cộm cấn và sát khít với trụ Implant. Vậy hiện nay có những phương pháp lấy dấu răng trên Implant? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Lấy dấu implant là gì?

Lấy dấu Implant  là kỹ thuật lấy dấu răng trong nha khoa, thường được áp dụng khi thực hiện phương pháp trồng răng Implant. Kỹ thuật lấy dấu này giúp bác sĩ có được một khuôn mẫu vật lý của toàn bộ hàm răng và các thông số kỹ thuật chính xác để chế tác răng sứ có hình dáng, kích thước vừa vặn với độ chính xác cao.

Sau khi lấy dấu răng implant, bác sĩ sẽ gửi toàn bộ các thông số kỹ thuật đến phòng Labo, để các kỹ thuật viên tiến hành chế tác và thiết kế răng sứ phù hợp với trụ Implant. Đảm bảo mão sứ và trụ răng tạo thành 1 khối thống nhất, cố định và vững chắc.

lấy dấu implant

Lấy Implant đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao giúp chế tác mão sứ phù hợp với trụ răng

2. Tầm quan trọng của lấy dấu răng phục hình Implant

Cấy ghép Implant thường được chia làm 2 giai đoạn chính là phẫu thuật đặt trụ implant vào xương hàm và phục hình sứ trên implant. Trong đó, lấy dấu Implant là bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phục hình sứ sau cùng. Nếu muốn lấy dấu chuẩn xác, đòi hỏi bác sĩ thực hiện cần có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm.

  • Lấy dấu implant ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái, độ bền và tính thẩm mỹ của răng implant sau khi hoàn thiện.
  • Nếu xảy ra sai sót khi lấy dấu implant sẽ khiến răng sứ chế tác ra không vừa vặn, không sát khít khi gắn lên trụ Implant. Dẫn đến nhiều tác động tiêu cực như rớt khớp nối Abutment, viêm quanh Implant, thậm chí gây đào thải trụ răng implant.

Do đó, khi lấy implant bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu như: lấy đầy đủ mẫu của hàm răng, đầy đủ cấu trúc cung răng, không bị biến dạng, không được sai lệch hay bị tạo bọt khí trên dấu.

Thời điểm lấy dấu implant tùy vào từng trường hợp cụ thể:

  • Trường hợp cấy implant đơn lẻ: Thao tác lấy dấu răng trên implant thực hiện ở giai đoạn phục hình răng sứ trên implant.
  • Trường hợp trồng răng implant toàn hàm: Lấy dấu implant diễn ra 2 lần, lần 1 sau khi phẫu thuật đặt implant để bác sĩ chế tác răng tạm cho bệnh nhân và lần 2 ở giai đoạn phục hình răng sứ ( sau 6-9 tháng).
lấy implant

Lấy dấu implant chính xác sẽ giúp răng sứ ôm khít trụ Implant, mang lại cảm giác tự nhiên và bền vững lâu dài.

    3. Các phương pháp lấy dấu implant phổ biến

    Có 3 phương pháp lấy dấu implant phổ biến hiện nay là lấy dấu răng trực tiếp bằng thạch cao, gián tiếp với công nghệ Scan 3D và hệ thống PIC.

    3.1. Lấy dấu bằng thạch cao truyền thống

    Sử dụng thạch cao lấy dấu răng là phương pháp kiểu thủ công và vẫn được khá nhiều nha khoa sử dụng. Lấy dấu Implant bằng thạch cao sử dụng vật liệu lấy dấu như silicone hoặc alginate để tạo khuôn răng, sau đó đổ thạch cao để tái tạo mô hình hàm răng của bệnh nhân.

    Lấy dấu răng Implant bằng thạch cao thường mất khoảng 30 – 45 phút.

    lấy dấu implant

    Lấy dấu răng bằng thạch cao

    Ưu điểm:

    • Đơn giản, dễ thao tác.
    • Vật liệu lấy dấu răng dễ tìm, chi phí thấp.
    • Dấu răng không biến dạng.

    Nhược điểm:

    • Độ chính xác dấu răng không cao do thường bị mô lợi che khuất. Dẫn đến chế tác răng sứ không đạt được mức độ chính xác lý tưởng
    • Gây cảm giác khó chịu khi lấy dấu.
    • Thạch cao có nguy cơ chảy vào đường thở.

    Quy trình thực hiện:

    • Bước 1: Bác sĩ trộn bột thạch cao với nước theo tỷ lệ nhất định, khuấy đều trong 30 – 40 giây để tạo thành một hỗn hợp dẻo đạt độ mịn và đồng nhất
    • Bước 2: Bác sĩ đổ hỗn hợp thạch cao vừa trộn vào khay lấy dấu có kích thước phù hợp với cung hàm của bệnh nhân.
    • Bước 3: Bác sĩ đặt khay lấy dấu chứa thạch cao vào miệng bệnh nhân, bao phủ khu vực răng implant cần lấy dấu và chờ khoảng 5-7 phút.
    • Bước 4: Bác sĩ giữ khay ổn định trong miệng bệnh nhân cho đến khi thạch cao khô và cứng lại, tạo thành một khuôn mẫu chính xác của răng và các cấu trúc xung quanh.
    • Bước 5: Cuối cùng, sau khi khuôn mẫu đã khô. Bác sĩ lấy khay lấy dấu ra khỏi miệng bệnh nhân sau khi thạch cao đã cứng hoàn toàn, sau đó gửi khuôn mẫu thạch cao đến phòng lab để chế tác mão răng sứ.
    Titanium là gì?

    3.2. Lấy dấu với công nghệ Scan 3D

    Công nghệ Scan 3D ra đời giúp khắc phục được những hạn chế của phương pháp lấy dấu thủ công bằng tay. Bác sĩ sẽ dựa trên kỹ thuật Scan để lấy chính xác các thông số về vùng răng cần lấy dấu.

    Kỹ thuật Scan 3D sử dụng phần mềm để quét toàn bộ hàm răng từ các mặt răng, khớp cắn dưới dạng kỹ thuật số nhanh chóng và thu thập dữ liệu với độ chính xác cao. Sau đó dựng mẫu hàm răng 3 chiều. Dựa trên những thông số này, kỹ thuật viên tại phòng Labo sẽ thiết kế mô phỏng răng sứ trên bản mềm. Sau đó khi bản mềm đạt độ chính xác cao như mong muốn, kỹ thuật viên sẽ chế tác răng sứ.

    Lấy dấu răng bằng công nghệ Scan 3D

    Lấy dấu răng implant bằng công nghệ Scan 3D

    Ưu điểm: 

    • Tối ưu thời gian và đảm bảo độ chính xác cực kỳ cao.
    • Đầu scan răng nhỏ gọn, an toàn và tạo cảm giác thoải mái, không gây buồn nôn hoặc khó chịu khi lấy dấu răng.
    • Giúp răng sứ trên implant sau khi phục hình sẽ đạt độ chính xác đến từng micron, đạt được tính thẩm mỹ cao và bền chắc hơn nhiều lần so với kỹ thuật lấy dấu truyền thống. Đồng thời tăng tuổi thọ sử dụng lâu dài.

    Nhược điểm:

    • Trong một số trường hợp implant có khoảng cách xa nhau, hoặc bệnh nhân có cấu trúc miệng phức tạp, việc scan toàn hàm có thể gặp khó khăn và giảm độ chính xác.

    Quy trình thực hiện:

    • Bước 1: Bác sĩ dùng máy scan toàn bộ hàm răng của bệnh nhân và thu thập dữ liệu dưới dạng filter 3D. Máy quét này sẽ không chạm trực tiếp vào bệnh nhân mà chỉ đưa qua lại gần răng. Bác sĩ cần quét từ nhiều góc độ khác nhau để thu thập đầy đủ dữ liệu.
    • Bước 2: Hình ảnh 3D sẽ được chuyển đến phần mềm chuyên dụng để xử lý bề mặt. Bác sĩ có thể điều chỉnh thêm ở các vị trí máy không quét được để tạo bản hình ảnh 3D hoàn chỉnh.
    • Bước 3: Dữ liệu lấy dấu răng này sẽ được gửi đến phòng labo để chế tác răng sứ vừa vặn và chính xác.
    Hàm tháo lắp trên implant sử dụng được bao lâu?

    3.3. Lấy dấu bằng công nghệ PIC

    Lấy dấu implant bằng công nghệ PIC được thực hiện với công nghệ quang trắc lập thể. Công nghệ này xác định vị trí và góc độ của Implant với độ chính xác cao nhờ cảm biến quang học scan hình ảnh 3 chiều của trụ implant và xung quang. Nhờ đó hệ thống tạo ra mô hình ảo chính xác để chế tác răng sứ.

    Ưu điểm:

    • Xác định đúng chính xác tọa độ implant mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách.
    • Tốc độ quét nhanh nên giảm thời gian lấy dấu, tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
    • Mão sứ sau khi phục hình sát khít với thanh bar trên implant.

    Nhược điểm:

    • Phương pháp còn khá mới và chưa được nhiều nha khoa áp dụng.

    Quy trình thực hiện:

    • Bước 1: Sử dụng hệ thống PIC chụp các vị trí và góc độ cấy ghép implant một cách chính xác.
    • Bước 2: Chụp mô mềm bằng máy quét trong khoang miệng.
    • Bước 3: Sử dụng dữ liệu các vị trí từ hệ thống PIC và số liệu mô mềm trong phần mềm CAD/CAM để hoàn thiện mô hình kỹ thuật số.
    Ghép xương hàm là gì? Khi nào cần ghép xương?

    4. Lấy implant nhẹ nhàng, chính xác tại Nha khoa I-Dent

    Nha khoa I-Dent ứng dụng công nghệ lấy dấu implant bằng scan 3D tiên tiến giúp quá trình lấy dấu diễn ra nhanh chóng, an toàn, không đau, thoải mái và chính xác.

    Ngoài ra đội ngũ bác sĩ giỏi tại I-Dent đảm bảo thực hiện các thao tác lấy dấu implant chính xác và nhẹ nhàng. Phòng labo răng sứ tại I-Dent đảm bảo phục hình răng sứ với độ thẩm mỹ cao, chính xác theo các thông số kỹ thuật và thực hiện nhanh chóng. Giúp khách hàng sở hữu hàm răng implant chắc khỏe và bền đẹp.

    5. Câu hỏi thường gặp về lấy dấu implant

    5.1. Lấy implant là gì?

    Lấy implant (còn gọi lấy dấu implant) là kỹ thuật bác sĩ sử dụng vật liệu nha khoa hoặc các thiết bị máy scan 3D hay hệ thống PIC đưa vào hàm răng để lấy 1 khuôn mẫu chính xác của răng và thu thập các thông số kỹ thuật. Sau đó gửi các thông số này đến labo để chế tác răng.

    5.2. Lấy dấu implant được thực hiện khi nào?

    Lấy dấu implant được thực hiện sau khi cấy trụ implant 3-6 tháng lúc trụ implant tích hợp chắc chắn vào xương hàm, thuộc giai đoạn phục hình răng sứ của quy trình cấy ghép implant. Thời gian này còn tùy thuộc vào loại trụ implant, tình trạng tích hợp xương và cơ địa của mỗi người.

    5.3. Lấy dấu răng Implant bằng phương pháp nào hiệu quả?

    Lấy dấu răng implant bằng phương pháp Scan 3D kết hợp cùng hệ thống PIC đem đến hiệu quả và độ chính xác cao nhất. Giúp răng sứ xong khi phục hình có kích thước, hình dáng và độ chính xác khớp khít hoàn toàn với trụ implant. Từ đó đảm bảo phục hồi khả năng ăn nhai tốt, thẩm mỹ cao và ít biến chứng.

    Tiêu chân răng là gì? Các phương pháp trồng răng phục hình hiện nay

    Để đảm bảo quá trình phẫu thuật cắm trụ răng an toàn và lúc lấy dấu Implant có độ chính xác cao thì người bệnh nên lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều trang thiết bị hiện đại. Từ đó, hạn chế tối đa những sai sót hay biến chứng khi thực hiện.

    NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
    CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
    • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

      NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
      Vấn đề quan tâm