Cấu tạo răng Implant gồm những gì?
Kiến thức implant
12.02.2025
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Cấu tạo răng Implant gồm những gì?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Trồng răng Implant được xem là phương pháp khôi phục răng mất hiệu quả và ưu việt nhất hiện nay, bởi mang lại lợi ích nhiều mặt về khả năng ăn nhai, thẩm mỹ, độ lâu bền, ngăn ngừa biến chứng tiêu xương,… Vậy cấu tạo Implant như thế nào, được làm từ vật liệu gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cấu trúc của 1 chiếc răng Implant qua bài viết dưới đây.

1. Cấy ghép Implant là gì?

Phương pháp cấy ghép Implant là một trong những kỹ thuật tiên tiến nhất trong nha khoa hiện nay, được sử dụng để phục hồi răng đã mất. Quá trình này bắt đầu bằng việc phẫu thuật đặt trụ Implant vào xương hàm tại vị trí mất răng để thay thế cho chân răng tự nhiên, sau khi trụ Implant hợp nhất với xương sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc gắn mão răng sứ lên trên.

Trồng răng Implant không chỉ giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ gần giống như răng thật mà còn giúp duy trì cấu trúc xương hàm, ngăn tình trạng xương hàm bị tiêu biến sau thời gian mất răng.

2. Cấu tạo răng implant gồm những gì?

Răng Implant bao gồm 3 phần chính là trụ implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Mỗi bộ phận giữ 1 vai trò quan trọng riêng trong việc hoàn thiện chức năng và thẩm mỹ của 1 chiếc răng giả Implant.

cấu tạo implant

Cấu tạo Implant gồm 3 phần chính

2.1 Trụ Implant (Trụ Titanium)

  • Vai trò: Đây được coi là phần quan trọng nhất của răng Implant, nó được cấy trực tiếp vào xương hàm và đóng vai trò như chân răng nhân tạo, làm bệ đỡ cho phần thân răng sứ phía trên và chịu lực nhai.
  • Vật liệu: Thường làm từ Titanium hoặc hợp kim Titanium, có khả năng tương thích sinh học cao, tích hợp tốt với xương hàm và có độ bền vượt trội, tồn tại lâu dài trong cơ thể.
  • Hình dạng: Trụ implant thường có hình dạng giống một chiếc đinh vít với các vòng ren xoắn. Thiết kế này giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa trụ và xương, từ đó cải thiện khả năng bám dính và ổn định.
  • Thiết kế bề mặt: Bề mặt của trụ thường được xử lý đặc biệt để tăng khả năng hợp nhất xương, như phun cát, xử lý axit hoặc phủ các lớp sinh học giúp tăng tốc độ liền xương, giảm thời gian lành thương.

2.2 Khớp nối Abutment

  • Chức năng: Abutment là bộ phận trung gian kết nối giữa trụ implant và mão răng sứ, giúp giữ cho răng sứ cố định và chắc chắn trên trụ implant.
  • Vật liệu: Thường làm từ Titanium, giống như trụ implant để đảm bảo tương thích sinh học và không gây phản ứng dị ứng. Ngoài ra, Abutment cũng có thể được làm từ Zirconia (một loại sứ cao cấp) để tăng tính thẩm mỹ, đặc biệt là với các răng ở vùng răng cửa.
  • Có 2 loại Abutment phổ biến:

+ Abutment thẳng: Thường được sử dụng cho các răng hàm, những vị trí răng không yêu cầu điều chỉnh góc độ.

+ Abutment nghiêng: Được thiết kế với một góc nghiêng nhất định (15, 25 hoặc 35 độ), sử dụng trong các trường hợp implant bị lệch góc so với răng thật, giúp điều chỉnh hướng của mão răng sứ cho phù hợp với khớp cắn và thẩm mỹ.

2.3 Mão răng sứ

  • Vai trò: Đây là bộ phận cuối cùng để hoàn thiện 1 chiếc răng Implant, mão răng sứ được gắn cố định vào đầu trên của Abutment, đóng vai trò thay thế cho phần thân răng, giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng của răng đã mất.
  • Thiết kế: Thân răng sứ được thiết kế dựa trên dấu hàm của từng bệnh nhân, vì vậy nó sẽ có hình dạng, kích thước, màu sắc giống như những răng thật còn lại trên cung hàm.
  • Vật liệu: Mão răng sứ có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, phổ biến nhất là:

+ Mão răng sứ kim loại: Gồm khung sườn bên trong được làm bằng hợp kim kim loại (Ni-Cr, Co-Cr, Titan) và lớp sứ phủ bên ngoài. Có độ bền cao, chịu lực tốt, chi phí tương đối thấp nhưng có thể bị đen viền nướu theo thời gian do sự oxy hóa của kim loại, tính thẩm mỹ không cao bằng mão răng toàn sứ.

+ Mão răng toàn sứ: Được làm hoàn toàn bằng sứ nguyên chất, không chứa kim loại. Độ bền và thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên, không gây đen viền nướu, nhưng chi phí cao hơn mão sứ kim loại.

Mao-rang-su-kim-loai-va-mao-rang-su-toan-su

Mão răng sứ kim loại và mão răng sứ toàn sứ

3. Những lưu ý để lựa chọn loại Implant và răng sứ phù hợp

Việc lựa chọn loại implant và răng sứ phù hợp là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của ca cấy ghép và tuổi thọ của răng Implant, đảm bảo kết quả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai lâu dài. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần cân nhắc:

3.1 Lựa chọn dòng trụ Implant phù hợp

  • Dựa vào xuất xứ và thương hiệu: Ưu tiên lựa chọn các thương hiệu Implant nổi tiếng trên thế giới như Straumann (Thụy Sĩ), Nobel Biocare (Thụy Điển), Mis C1 (Đức), Tekka (Pháp), Dentium Superline (Mỹ),… Đã được kiểm chứng lâm sàng qua nhiều năm, đảm bảo chất lượng và độ an toàn.
  • Xem xét tình trạng xương hàm: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng xương hàm bằng phim chụp X-quang hoặc CT Cone Beam để lựa chọn loại implant có kích thước phù hợp. Trường hợp xương hàm mỏng hoặc không đủ thì cần ghép xương trước khi cấy implant.
  • Thời gian tích hợp xương: Một số loại implant có thời gian tích hợp xương nhanh hơn, giúp giảm nguy cơ đào thải, bạn có thể lựa chọn loại Implant có tính năng này để rút ngắn quá trình điều trị.
  • Khả năng tài chính: Implant có giá dao động từ 13.000.000 – 35.000.000 VNĐ/1 răng, bạn nên cân nhắc giữa chi phí và chất lượng để chọn loại phù hợp, không nên ham rẻ mà chọn implant không rõ nguồn gốc.

Uu-tien-lua-chon-cac-loai-Implant-den-tu-nhung-thuong-hieu-noi-tieng

Ưu tiên lựa chọn các loại Implant đến từ những thương hiệu nổi tiếng

3.2 Lựa chọn loại răng sứ phù hợp

  • Vị trí răng cần phục hình: Vùng răng cửa nên ưu tiên chọn răng sứ toàn sứ để đảm bảo thẩm mỹ, vùng răng hàm bên trong có thể dùng răng sứ kim loại vì không đỏi hỏi cao về thẩm mỹ và vẫn đáp ứng ăn nhai tốt.
  • Tình trạng răng miệng: Nếu bạn có tiền sử dị ứng kim loại hoặc răng miệng nhạy cảm thì nên chọn những dòng răng toàn sứ để đảm bảo an toàn.
  • Chi phí: Răng toàn sứ thường có giá thành cao hơn sứ kim loại do sử dụng vật liệu cao cấp và quy trình chế tác phức tạp. Bạn nên lựa chọn một sản phẩm phù hợp với ngân sách của mình nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.

3.3 Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Đây là yếu tố quan trọng nhất vì trồng răng Implant là một kỹ thuật nha khoa phức tạp có độ khó cao, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đem đến kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây biến chứng.

Hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp để được tư vấn loại Implant và răng sứ phù hợp nhất dựa trên tình trạng răng miệng, khả năng tài chính và mong muốn cá nhân.

Nha-khoa-I-Dent-Dia-chi-trong-rang-Implant-uy-tin-tai-TPHCM

Nha khoa I-Dent – Địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TPHCM

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm