Mất răng lâu năm trồng được không? Phương pháp nào tốt?
Kiến thức implant
14.02.2025
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Mất răng lâu năm trồng được không? Phương pháp nào tốt?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Mất răng lâu năm có trồng được không là nỗi lo lắng của nhiều người bị mất răng trong thời gian dài. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất răng lâu năm còn gây tiêu xương hàm, xô lệch răng, ăn nhai khó khăn,… Cùng tìm hiểu rõ hơn những tác hại của việc mất răng lâu năm và phương pháp phục hồi răng mất lâu năm hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Mất răng lâu năm có trồng lại được không?

Mất răng lâu năm vẫn có thể trồng lại được bằng phương pháp cấy ghép implant. Trụ implant được cấy trực tiếp vào xương hàm để thay thế cho chân răng thật đã mất, đảm bảo độ tương quan với các chân răng bên cạnh.

Răng implant sau khi được phục hình sẽ có hình dáng, màu sắc và chức năng tương tự răng thật đã mất. Giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ toàn diện.

Trong trường hợp răng mất đã lâu làm mật độ xương hàm suy giảm vẫn có thể trồng lại răng giả bằng cấy ghép implant được. Tuy nhiên quá trình điều trị có thể kéo dài hơn và cần kết hợp thêm nhiều kỹ thuật khác.

Để tạo hình lại thẩm mỹ và phục hồi các điều kiện cần thiết giúp trồng răng implant thuận lợi. Bác sĩ sẽ tiến hành thêm một vài kỹ thuật như: ghép xương, nâng xoang trong cấy ghép Implant, ghép mô nướu.

Vậy cấy ghép implant là gì? Phục hình răng bằng phương pháp trồng răng implant có tốt không?
mất răng lâu năm có trồng được không

Cấu tạo răng Implant giống hệt như răng thật

Ngoài trồng răng implant thì còn 2 phương pháp trồng răng giả cho người mất răng lâu năm:

  • Hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp khá phổ biến bởi chi phí thấp. Giúp khôi phục được ăn nhai và thẩm mỹ cơ bản. Tuy nhiên nhược điểm là ăn nhai yếu nhất so với các phương pháp khác. Cần tháo ra lắp vào để vệ sinh, dễ bị rơi khỏi hàm, tuổi thọ ngắn, tiêu xương theo thời gian.
  • Cầu răng sứ: Đây là phương pháp trồng răng giả cố định không cần tháo lắp. Ưu điểm là chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt hơn hàm giả tháo lắp, tuổi thọ cao hơn hàm giả. Nhược điểm là cần vệ sinh rất kỹ, không ngăn được tiêu xương hàm.

So với cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp, trồng răng implant có chi phí cao và thời gian điều trị lâu hơn. Tuy nhiên các bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân nên lựa chọn giải pháp cấy ghép implant. Bởi chỉ có phương án này, mới có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương sau khi mất răng.

Ngoài trồng răng implant thì giải pháp nào cho người mất răng cửa

    2. Nguyên nhân mất răng do đâu?

    Người trưởng thành có hai hàm răng với tất cả 32 chiếc răng. Gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn (các răng số 6, răng số 7, và số 8 – răng khôn). Răng hàm là những răng lớn nhất, có mặt nhai rộng, to. Răng hàm giữ chức năng quan trọng trong hoàn chỉnh bộ nhai, giúp khuôn mặt cân đối thẩm mỹ.

    Tình trạng mất răng đặc biệt là răng hàm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:

    • Mắc bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,.. không điều trị kịp thời gây mất răng.
    • Chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng không kỹ, không thay bàn chải thường xuyên,..
    • Mất răng do tai nạn, va chạm mạnh hoặc chấn thương trong hoạt động hàng ngày như chơi thể thao, vác vật nặng,..
    • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu hụt canxi và kali làm yếu răng, nướu dẫn đến mất răng.
    • Các thói quen không tốt như nghiến răng, ăn đồ cứng, ăn đồ ngọt, hút thuốc lá, .. gây mảng bám và tạo điều kiện cho bệnh lý như viêm nướu, sâu răng,.. dẫn tới mất răng.
    • Mất răng do tuổi tác và quá trình lão hóa tự nhiên. Người lớn tuổi thì men răng giảm, răng trở nên mài mòn do hoạt động ăn nhai theo thời gian làm tăng nguy cơ mất răng.

    Một khi nhổ răng vĩnh viễn hoặc răng vĩnh viễn đã mất đi, thì sẽ không bao giờ mọc lại được nữa.

    3. Mất răng lâu năm để lại hậu quả gì?

    Mất răng lâu năm có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và cả sức khỏe tổng thể như suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng tiêu hóa, tiêu xương hàm, ảnh hưởng thẩm mỹ, ảnh hưởng các răng bên cạnh, khó phát âm, dễ mắc bệnh lý răng miệng, nguy cơ mất răng toàn hàm, đau khớp thái dương, đau đầu.

    3.1. Suy giảm chức năng ăn nhai và tiêu hóa

    Răng nanh, răng cửa đóng vai trò cắn xé. Răng hàm giữ vai trò nhai chính. Mất răng nào cũng làm giảm lực nhai tổng thể hàm. Lực nhai giảm khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi nuốt. Gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa ở dạ dày và ruột. Từ đó dẫn đến các vấn đề như khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, đau dạ dày, giảm hấp thu dinh dưỡng.

    Người mất răng lâu năm thường có xu hướng chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, tránh thức ăn cứng, dai. Dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

    3.2. Tiêu xương hàm, hóp mặt, lão hóa sớm

    Tiêu xương hàm là tác hại nghiêm trọng và phổ biến nhất của việc mất răng lâu năm. Khi răng bị mất, xương hàm ở vị trí răng mất sẽ không còn nhận được lực kích thích từ chân răng trong quá trình ăn nhai. Dẫn đến tình trạng tiêu xương dần theo thời gian. Độ dày và chiều cao xương hàm suy giảm, kèm theo đó là tình trạng tụt nướu.

    mất răng lâu năm

    Tiêu xương hàm là tác hại nghiêm trọng và phổ biến nhất của việc mất răng lâu năm.

    3.3. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

    Khoảng trống mất răng, đặc biệt là ở vùng răng cửa dễ thấy, gây mất thẩm mỹ. Ảnh hưởng đến nụ cười và vẻ ngoài. Mất răng lâu năm làm tiêu xương hàm làm cho khuôn mặt bị hóp má, móm mém. Và da mặt chảy xệ, trông già hơn so với tuổi.

    Mất thẩm mỹ do mất răng có thể gây ra cảm giác tự ti, mặc cảm khi giao tiếp. Làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xã hội.

    3.4. Ảnh hưởng các răng bên cạnh

    Tình trạng mất răng lâu năm khiến các răng kế cận có xu hướng nghiêng, đổ về phía khoảng trống mất răng. Đồng thời, răng đối diện với vị trí răng mất cũng có thể trồi lên hoặc trồi xuống. Do không còn điểm tựa, gây xô lệch răng. Dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc và gây sai lệch khớp cắn.

    Ngoài ra, mất răng lâu năm có thể làm yếu các chân răng bên cạnh răng mất. Tăng nguy cơ lung lay và mất thêm các răng khỏe mạnh xung quanh.

    3.5. Ảnh hưởng phát âm

    Vị trí mất răng tạo khoảng trống khiến bệnh nhân khi nói chuyện bị thoát hơi. Dẫn đến khó phát âm chính xác. Đặc biệt nếu mất răng cửa thì làm giảm tương quan giữ răng-môi-lưỡi khiến bệnh nhân nói ngọng, giọng đớt gây mất tự tin giao tiếp.

    3.6. Dễ mắc bệnh lý răng miệng, nguy cơ mất răng toàn hàm

    Mất răng lâu năm làm răng xô lệch và khoảng trống mất răng tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ. Khó làm sạch bằng bàn chải và chỉ nha khoa. Làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu ở các răng còn lại.

    Đặc biệt nếu mất răng lâu năm do bệnh lý nhưng chưa điều trị triệt để có nguy cơ mất răng toàn hàm. Do vi khuẩn và mảng bám phát triển mạnh gây viêm nhiễm, chảy máu ở tủy răng dẫn đến mất thêm răng.

    3.7. Đau khớp thái dương, đau đầu

    Mất răng lâu năm làm thay đổi khớp cắn. Gây mất cân bằng lực nhai, tạo áp lực lên khớp thái dương hàm. Có thể dẫn đến các vấn đề về khớp thái dương hàm như đau khớp, mỏi cơ hàm, há miệng khó. Hoặc có thể nghe thấy tiếng kêu lục cục khi cử động hàm. Thậm chí là đau đầu, đau cổ vai gáy, ù tai.

    Những tác hại khi bị mất răng.

    4. Phương pháp nào điều trị mất răng lâu năm hiệu quả?

    Trồng răng implant là phương pháp điều trị mất răng lâu năm hiệu quả nhất hiện nay. Giúp phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ cao, tuổi thọ lâu dài và ngăn được tình trạng tiêu xương hàm.

    Khác với hàm tháo lắp trên implant hay cầu răng sứ, khi chỉ có phần thân răng giả nằm bên trên nướu. Răng Implant có cấu tạo 3 phần đầy đủ như một chiếc răng thật: Trụ Implant thay thế chân răng, khớp nối Abutment và mão răng sứ thay thế cho thân răng.

    Hơn nữa, trụ Implant được cấu tạo từ vật liệu Titanium nguyên chất. Titanium có đặc tính tương thích sinh học cao. Nên dễ dàng bám vào các mô xương và tích hợp vững chắc trong xương hàm.

    Trụ implant vừa có tác dụng nâng đỡ, cố định răng sứ bên trên. Vừa tạo ra lực ăn nhai để tác động và kích thích xương hàm phát triển. Từ đó ngăn được tình trạng tiêu xương. Điều mà hàm tháo lắp hay cầu răng sứ không thể làm được.

    Ngoài ra, cấy ghép Implant còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

    • Khả năng chịu lực lớn, nên bệnh nhân có thể ăn uống thoải mái. Và có cảm giác ăn nhai chân thật.
    • Khôi phục thẩm mỹ hài hòa như ban đầu.
    • Không bị bung tuột hoặc rơi khi ăn uống hoặc nói chuyện.
    • Không cần mài răng kế cận như khi làm cầu răng sứ. Giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng.
    • Tuổi thọ của răng Implant có thể lên đến 20 năm. Thậm chí gần như vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
    Cấy răng implant có đau không? Thời gian phục hồi sau cấy ghép là bao lâu?
    mất răng hàm lâu năm

    Răng Implant có thể sử dụng đến trọn đời.

    5. Giá điều trị mất răng lâu năm bao nhiêu?

    Giá điều trị mất răng lâu năm bằng phương pháp cấy ghép implant khoảng 13.000.000 – 35.000.000 VNĐ/răng. Chi phí này đã gồm cả khớp nối và mão răng sứ. Mức giá này còn tùy thuộc vào tình trạng mất răng của bệnh nhân, thương hiệu trụ implant và địa chỉ nha khoa thực hiện.

    Tham khảo bảng giá cấy ghép implant tại Nha Khoa I-Dent:

    Loại trụ Implant Chi phí (VNĐ/răng) Thời gian bảo hành
    Trụ implant DiO (Hàn Quốc) 13.000.000 7 năm
    Trụ implant Dentium (Hàn Quốc) 17.000.000 10 năm
    Trụ implant Dentium Superline (Mỹ) 21.000.000 15 năm
    Trụ implant Tekka Global D (Pháp) 25.000.000 15 năm
    Trụ implant Mis C1 (Đức) 26.000.000 20 năm
    Trụ implant SIC (Thụy Sĩ) 26.000.000 20 năm
    Trụ implant Nobel Biocare (Thụy Điển) 30.000.000 20 năm
    Trụ implant Straumann SLActive (Thụy Sĩ) 35.000.000 20 năm

    *Chi phí trên đã bao gồm 1 trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ.

    Các phương pháp trồng răng khác trồng răng giá bao nhiêu 1 cái? Bảng giá trồng răng sứ vĩnh viễn mới nhất

    6. Câu hỏi thường gặp

    6.1. Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?

    Mất răng lâu năm có thể trồng răng implant được với điều kiện xương hàm đạt trong khoảng từ 350 HU – 1250 HU. Nếu xương hàm tại vị trí mất răng bị tiêu biến nhiều, giảm mật độ và giảm thể tích xương thì cần ghép thêm xương, nâng xoang hoặc ghép mô nướu tùy vào tình trạng mất răng của bệnh nhân trước khi cấy ghép implant.

    Vậy trồng răng implant ở đâu tốt tphcm? Top 9 địa chỉ trồng răng Implant uy tín

    6.2. Mất răng hàm lâu năm gây ảnh hưởng gì?

    Mất răng hàm lâu năm gây ra nhiều tác hại như suy giảm mạnh chức năng ăn nhai, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, bị móm hoặc hô làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, lệch mặt, tiêu xương hàm, lão hóa nhanh, dễ mắc bệnh lý răng miệng, tăng nguy cơ mất thêm nhiều răng, ảnh hưởng phát âm.

    6.3. Mất răng hàm lâu năm có trồng được không?

    Mất răng hàm lâu năm có thể trồng lại được bằng phương pháp cấy ghép implant. Trụ implant bằng titanium được cấy trực tiếp vào xương hàm tạo chân răng nhân tạo thay thế chân răng thật đã mất, sau đó mão răng sứ sẽ được gắn lên trên nhằm thay thế thân răng. Răng implant phục hồi cả chức năng và thẩm mỹ gần giống như răng thật.

    Mất răng hàm dưới có sao không?

    Mất răng lâu năm gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân. Để giảm thiểu hậu quả mất răng thì cần chăm sóc răng miệng đúng cách, thăm khám bác sĩ định kỳ và chọn phương pháp trồng răng phù hợp. Mất răng lâu năm có trồng được không và hiệu quả không tùy vào phương pháp bệnh nhân chọn. Trồng răng implant chính là phương pháp giúp khôi phục chức năng, thẩm mỹ hiệu quả nhất. Và ngăn được các tác hại khi mất răng nhiều năm.

    NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
    CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
    • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
    • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

      NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
      Vấn đề quan tâm