Hàm Tháo Lắp Trên Implant Là Gì? Có Nên Sử Dụng Không?
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
1. Hàm tháo lắp trên Implant là gì?
Hàm tháo lắp trên Implant là phương án phục hình mất răng cải tiến, với sự kết hợp giữa hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant.
Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ phải gắn cố định ít nhất là 2 trụ Implant vào xương hàm, giúp tạo điểm tựa cho hàm tháo lắp bên trên. Cả 2 sẽ được liên kết với nhau thông qua các khóa cài.
Hàm tháo lắp được lưu giữ bằng các khóa cài trực tiếp với Implant
Hàm giả tháo lắp trên Implant sẽ có 2 loại chính: loại hàm liên kết bằng thanh nối hoặc bằng bi.
2. So sánh hàm tháo lắp Implant và hàm cố định Implant
Nếu bệnh nhân đang phân vân, không biết nên lựa chọn hàm tháo lắp Implant hay hàm cố định Implant, thì có thể tìm hiểu cụ thể về ưu điểm và hạn chế của 2 phương án này thông qua bảng so sánh dưới đây. Từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất:
Hàm tháo lắp trên Implant | Hàm cố định trên Implant | |
Cấu tạo | – Sử dụng 2 – 4 trụ Implant cắm vào xương hàm.
– Phục hình 14 răng. – 1 hàm tháo lắp được liên kết với trụ Implant thông qua thanh bar hoặc bi. |
– Sử dụng 4 – 6 trụ Implant cắm vào xương hàm.
– Phục hình 12 – 14 răng. – 1 cầu răng sứ được gắn cố định với trụ Implant thông qua khớp nối Multi Abutment. |
Ưu điểm | – Răng giả tháo lắp trên Implant có tính thẩm mỹ tự nhiên hơn so với các loại tháo lắp truyền thống.
– Trụ Implant đóng vai trò như chân răng thật, giúp hạn chế tình trạng tiêu xương hàm. Đảm bảo không gây ra xô lệch khi ăn nhai. – Không phải tựa vào nướu, nên không làm đau nướu. – Ăn nhai chắc chắn hơn, không lo bị long hàm, lệch hàm. – Trụ Implant có tuổi thọ cao. |
– Tính thẩm mỹ rất cao, như răng thật mọc ra từ nướu.
– Ăn nhai vững chắc, cảm nhận trọn vị ngon của món ăn. – Trụ Implant tích hợp cứng chắc vào xương hàm, thay thế cho chân răng đã mất. Ngăn tình trạng tiêu xương, tụt nướu, mất cân đối khuôn mặt. – Phù hợp với cả hàm trên và hàm dưới, kể cả những trường hợp tiêu xương nhiều. – Vệ sinh dễ dàng tại nhà. – Răng Implant tồn tại vĩnh viễn trong xương hàm. |
Hạn chế | – Phải thay hàm tháo lắp ở trên sau 3 – 5 năm.
– Chỉ áp dụng được khi xương hàm còn cứng chắc, không bị tiêu xương nhiều. – Đòi hỏi vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. – Chi phí gần ngang bằng, nhưng lại chịu lực không chắc chắn bằng loại hàm cố định trên Implant. – Thời gian phục hình kéo dài hơn. |
– Chi phí ban đầu để trồng toàn hàm cố định Implant sẽ khá cao. |
Khách hàng nói gì khi đã từng sử dụng hàm tháo lắp
Trồng răng vĩnh viễn tiêu chuẩn quốc tế, giá thành Việt Nam đang là lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân việt kiều và trong nước khi có thể phục hồi 99% thẩm mỹ và ăn nhai trong thời gian ngắn… Tìm hiểm thêm
3. Quy trình làm hàm tháo lắp trên răng Implant
3.1 Thăm khám tổng quát
Bác sĩ thăm khám tổng quát và cho bệnh nhân chụp phim CT
Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát để xác định tình trạng răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của bệnh nhân. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được chụp phim Conebeam CT toàn hàm khi mất răng toàn hàm, để bác sĩ lên kế hoạch điều trị chính xác: có cần ghép xương, nâng xoang không, số lượng trụ Implant cần cấy ghép, vị trí đặt Implant…
3.2 Đặt trụ Implant và gắn hàm tạm
Dựa trên kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật khoan xương và đặt từ 2 – 4 trụ Implant cho 1 hàm. Đảm bảo đúng hướng, độ nghiêng, độ sâu để trụ Implant tích hợp thành công vào xương hàm và chịu lực tốt.
Trong khi chờ đợi làm hàm tháo lắp trên Implant, bác sĩ sẽ gắn hàm tạm lên. Để giữ tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai cho bệnh nhân .
3.3 Thử và gắn hàm phủ
Sau khoảng 3 – 6 tháng, khi Implant đã tích hợp ổn định vào xương hàm, bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu các Implant để chế tác thanh bar trước.
Trước khi gắn hàm thật, bác sĩ sẽ gắn thử một hàm giả bằng sáp. Nếu thẩm mỹ, khớp cắn… đều không có vấn đề gì, hàm giả thử sẽ được chuyển thành hàm nhựa.
Bi hoặc thanh bar kết nối được gắn trên đầu các Implant, để giữ chặt hàm phủ cố định tại vị trí, không bị xô lệch khi ăn uống, nói chuyện.
Hàm phủ trên Implant sau khi hoàn thiện
4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng hàm tháo lắp trên Implant
- Để thực hiện phương pháp hàm tháo lắp trên Implant, yêu cầu xương hàm của bệnh nhân phải đủ điều kiện về mật độ và độ chắc chắn mới có thể cấy trụ thành công. Còn với những trường hợp bị tiêu xương nhiều sẽ được ghép thêm xương để đảm bảo quá trình phục hình răng thành công.
- Lựa chọn những nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao và tay nghề giỏi để đạt được kết quả trồng răng giả tối ưu, hạn chế những biến chứng không mong muốn cho sức khỏe sau này.
- Sau khi trồng răng, nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất, vitamin. Đồng thời hạn chế những đồ quá cứng dai, hoặc chứa nhiều đường, tinh bột.
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: chải răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa. Tránh gây mùi hôi miệng do thức ăn bám vào.
- Thăm khám răng định kỳ, để bác sĩ làm sạch vôi răng và kiểm tra tình trạng trụ Implant, hàm phủ.
Cạo vôi răng giúp làm sạch răng miệng và kéo dài tuổi thọ trụ Implant
Để biết bản thân có phù hợp thực hiện phương án hàm giả tháo lắp trên Implant hay không, bệnh nhân nên trực tiếp đến nha khoa để bác sĩ thăm khám kiểm tra tổng quát và chụp phim CT. Sau đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh