Các Dấu Hiệu Nhiễm Trùng Sau Khi Nhổ Răng
Kiến thức tổng hợp
22.12.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Các Dấu Hiệu Nhiễm Trùng Sau Khi Nhổ Răng

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu sau khi nhổ răng có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên cẩn trọng bởi có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng? Cần xử lý thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào vị trí vết thương nhổ răng gây viêm nhiễm, sưng đau và có thể kèm theo chảy máu.

Cần lưu ý một số dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng như:

  • Răng sưng tấy, đau nhức không giảm.
  • Vùng xương hàm hoặc cổ có hiện tượng đau nhức, sưng nướu và vùng má.
  • Áp xe răng.
  • Răng dễ nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Màu sắc của răng thay đổi.
  • Bị sốt cao trên 37 độ.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Chảy máu kéo dài trên 48 giờ.
  • Hơi thở có mùi lạ, ngay cả sau khi đánh răng vẫn không loại bỏ được mùi hôi.

Nhổ răng tác động đến mô nướu, xương hàm và dây thần kinh. Do đó hiện tượng sưng tấy, chảy máu hay cảm giác đau nhức là điều thể không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này kéo dài và không thuyên giảm, cùng với những biểu hiện như nóng sốt, khó thở, nuốt khan,… thì đây có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

Nhiem-trung-sau-khi-nho-rang

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng

2. Nguyên nhân bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:

  • Do răng mọc ngầm

Để xử lý tình trạng răng mọc ngầm đòi hỏi các bác sĩ phải tạo ra nhiều vết rạch để lấy phần răng đó ra. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong. Sau khi nhổ răng, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mảng bám và vụn thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn từ những kẽ răng nhổ, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.

  • Hút thuốc lá ngay sau khi nhổ răng

Người bệnh hút thuốc lá sau khi nhổ răng không chỉ gặp nguy cơ nhiễm trùng do khói thuốc tiếp xúc với vết thương hở, mà còn tạo điều kiện cho sự thiếu hụt oxy trong quá trình tuần hoàn máu. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu đông, tăng khả năng nhiễm trùng.

  • Các dụng cụ không được vô trùng

Trong suốt quá trình mở vết thương, nhổ răng,… nếu các dụng cụ thực hiện không được vô trùng sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, nếu bác sĩ không thực hiện quá trình khâu vết thương sau khi nhổ răng đúng cách, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.

Phong-vo-trung-dung-cu-tai-nha-khoa-I-DENT

Phòng vô trùng dụng cụ tại nha khoa I-DENT

Quá trình nhổ răng tuy chỉ là một thủ thuật y tế thông thường nhưng đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc kỹ lưỡng từ bác sĩ và cả phía bệnh nhân. Người bệnh cần hiểu rõ những yếu tố có thể gây nhiễm trùng sau khi nhổ răng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra một cách suôn sẻ.

3. Cách xử lý nhiễm trùng sau khi nhổ răng hàm

Nếu gặp phải tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng hàm bạn có thể áp dụng ngay một số cách sau đây để xử lý tạm thời:

  • Chườm đá lạnh

Việc sử dụng chườm đá lạnh không chỉ giúp kiểm soát chảy máu mà còn có tác dụng làm giảm sưng và làm dịu vùng nhổ. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục và giảm cảm giác đau nhức.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Sau khi nhổ răng bạn nên duy trì việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Bạn có thể kết hợp thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước để  loại bỏ vụn thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng. Điều này không chỉ giúp duy trì sự sạch sẽ của vùng nhổ răng mà còn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

  • Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có công dụng diệt khuẩn khá hiệu quả. Duy trì súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng nhiễm trùng vết thương sau khi nhổ răng.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Việc tuân thủ chế độ ăn uống này là quan trọng để đảm bảo quá trình lành thương và giảm thiểu khả năng gặp phải vấn đề do ảnh hưởng của thức ăn lên vùng nhổ răng.

Che-do-an-uong-lanh-manh

Cần có chế độ ăn uống lành mạnh sau khi nhổ răng

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm