Chân răng là gì? Cấu tạo và chức năng chính
Kiến thức implant
01.01.2025
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Chân răng là gì? Cấu tạo và chức năng chính

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Chân răng được bao bọc bởi các dây chằng nha chu, kết nối chân răng với xương ổ răng ở hàm. Nhờ đó, răng được giữ ổn định trên cung hàm và chịu được lực nhai. Cùng nha khoa I-Dent tìm hiểu thêm về chân răng trong bài viết sau.

1. Chân răng là gì?

Chân răng là phần nằm dưới nướu, nối liền với lợi và chìa ra khỏi nướu. Khác với thân răng, chân răng thường dài hơn và không thể nhìn thấy bằng mắt thường do chúng cắm sâu trong xương ổ răng của răng hàm. Số lượng chân răng ở mỗi răng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại răng và vị trí của chúng trên cung hàm:

Răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn đảm nhận chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng suốt đời. Số lượng chân răng của chúng được phân bổ như sau:

  • Các răng có một chân: Răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ ở hàm dưới, răng hàm nhỏ thứ hai ở hàm trên.
  • Các răng có hai chân: Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên (có một chân ngoài và một chân trong), răng hàm lớn ở hàm dưới (có một chân xa và một chân gần).
  • Các răng có ba chân: Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai ở hàm trên (có hai chân ngoài và một chân trong).
  • Răng khôn (răng số 8): Thường có số chân răng bất thường, dao động từ 1 đến 4 chân.
chân răng hàm

Số lượng chân răng khác nhau tùy từng loại răng và vị trí răng

Răng sữa

Răng sữa là răng tạm thời, xuất hiện trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Chân răng sữa thường dài và mảnh, dễ lung lay và dễ bị gãy khi nhổ răng. Số lượng chân răng sữa cụ thể như sau:

  • Các răng có một chân: Răng cửa và răng nanh.
  • Các răng có hai chân: Răng hàm dưới, gồm một chân gần và một chân xa.
  • Các răng có ba chân: Răng hàm trên, gồm hai chân ngoài và một chân trong.

2. Cấu tạo của chân răng

Chân răng gồm 3 phần chính:

  • Xi-măng gốc răng: Là một lớp mô cứng bao phủ bề mặt ngoài của chân răng, có nguồn gốc từ trung bì. Xi-măng gốc răng đóng vai trò như một điểm bám cho dây chằng nha chu, giúp kết nối răng với xương ổ răng. Xi-măng gốc răng gồm 2 loại: xi-măng gốc răng không có tế bào (phân bổ chủ yếu ở vùng cổ răng và nửa chân răng phía trên) và xi-măng gốc răng có tế bào (tập trung ở vùng ở vùng quanh chóp gốc, nửa chân răng phía dưới và các khu vực chia nhánh của răng nhiều chân).
  • Ngà răng: Là lớp cứng và dày nằm bên trong xi-măng gốc răng, được bao phủ hoàn toàn bởi men răng ở thân răng. Ngà răng chứa các ống ngà nhỏ, có các sợi thần kinh và mạch máu chạy qua, khiến nó trở nên nhạy cảm với các kích thích bên ngoài như nhiệt độ (thức ăn nóng, lạnh) hoặc tác động cơ học. Nếu ngà răng không được bảo vệ sẽ dễ bị lộ ra ngoài dẫn đến bị tổn thương và các vấn đề như ê buốt răng hoặc sâu răng.
  • Tủy răng: Là phần mô mềm nằm ở trung tâm của răng, bao gồm buồng tủy (nằm ở thân răng) và ống tủy (nằm ở chân răng). Tủy răng chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết, đảm nhận chức năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho răng. Khi tủy răng bị viêm nhiễm do sâu răng tiến triển hoặc chấn thương, nó có thể gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm mô tế bào, áp xe răng hoặc viêm xương hàm.
Cấu tạo của chân răng gồm 3 phần

Cấu tạo của chân răng gồm 3 phần

Răng bị gãy phải làm sao?

3. Chân răng có chức năng gì?

  • Tạo nên cấu trúc tổng thể của răng

Chân răng được bao quanh bởi các dây chằng nha chu, một hệ thống mô liên kết đặc biệt giúp kết nối chân răng với xương ổ răng. Nhờ cấu trúc này, răng được giữ cố định, đứng vững, tránh tình trạng lung lay hoặc lệch lạc.

  • Truyền lực trong việc ăn nhai

Khi ăn nhai, áp lực từ bề mặt răng được truyền xuống chân răng và phân tán đều lên xương hàm. Cơ chế này giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương răng và xương hàm do lực tập trung quá mức tại một điểm.

Chức năng của chân răng

Chân răng giúp truyền áp lực nhai từ thân răng xuống xương hàm

  • Tạo điểm tiếp xúc

Chân răng tạo điểm tiếp xúc giữa các răng, giúp quá trình nhai thức ăn diễn ra hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng phát âm rõ ràng và chính xác. Một hệ thống chân răng khỏe mạnh góp phần ổn định hàm, ngăn ngừa tình trạng sụp miệng hoặc đau nhức do sai khớp cắn.

  • Tạo tính thẩm mỹ

Một hàng chân răng thẳng hàng, khỏe mạnh giúp nụ cười trở nên rạng rỡ, đồng thời tạo sự hài hòa cho khuôn mặt. Ngược lại, chân răng yếu hoặc bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng tụt nướu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin.

  • Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc miệng

Trong quá trình ăn nhai, chân răng giúp phân phối lực đều trên bề mặt răng, giảm thiểu va đập mạnh lên niêm mạc. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề như viêm nhiễm, loét miệng hoặc tổn thương mô mềm.

4. Chân răng thường gặp bệnh lý răng miệng gì?

Viêm chân răng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến chân răng, là một trong những biến chứng của nhiễm trùng răng miệng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do vệ sinh răng miệng kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nướu và các mô xung quanh răng.

Khi bị viêm chân răng, người bệnh có thể nhận biết qua các triệu chứng sau:

  • Nướu đổi màu: Chuyển sang màu đỏ thẫm hoặc tím sẫm do viêm nhiễm.
  • Đau nhức: Cảm giác đau nhức ở vùng chân răng, đặc biệt khi ăn nhai hoặc chạm vào.
  • Hơi thở có mùi hôi: Do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
  • Chảy máu chân răng: Xuất hiện khi đánh răng hoặc tự phát.
  • Triệu chứng toàn thân: Trường hợp nặng có thể kèm theo sốt, mệt mỏi hoặc đau nhức cơ khớp.
Viêm chân răng là một bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm

Viêm chân răng là một bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm

Nếu viêm chân răng không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tụt nướu, viêm nha chu, mất răng, ảnh hưởng chức năng ăn nhai hoặc biến chứng lên vùng xoang hàm, mặt, thậm chí gây nhiễm trùng huyết và đe dọa tính mạng.

5. Chăm sóc răng miệng thế nào để chân răng khỏe?

Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride, mỗi lần từ 2-3 phút. Chải kỹ các bề mặt răng, bao gồm cả vùng tiếp giáp giữa răng và nướu để loại bỏ mảng bám.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận, giúp ngăn ngừa viêm nướu và sâu răng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột, tránh ăn đồ quá cứng hoặc dai để không gây tổn thương đến men răng và chân răng. Không nên ăn đồ nóng và lạnh liên tiếp để tránh gây nứt men răng hoặc kích ứng tủy răng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Đến các phòng khám nha khoa uy tín 6 tháng/lần để kiểm tra, phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý răng miệng và điều trị kịp thời.
chân răng hàm

Nên thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng

6. Câu hỏi thường gặp?

6.1 Mất chân răng hàm phải làm sao?

Mất chân răng hàm cần được khắc phục sớm để tránh hậu quả như tiêu xương hàm, xô lệch răng hoặc ảnh hưởng đến chức năng nhai. Các phương pháp trồng răng phổ biến hiện nay: cấy ghép implant, cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp.

6.2 Tiêu chân răng là gì?

Tiêu chân răng là hiện tượng xương ổ răng và xương quanh chân răng bị suy giảm về chiều cao, độ dày, mật độ, số lượng và thể tích. Đây là một bệnh lý thường xảy ra sau khi mất răng hoặc do các bệnh lý nha chu như viêm nha chu.

Trồng răng sứ giá bao nhiêu?

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin về chân răng. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ ngay với I-DENT – Nha khoa trồng răng implant tại tphcm để được giải đáp chi tiết!

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm