Răng Sâu Có Niềng Được Không?
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Tình trạng sức khỏe răng miệng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả niềng răng có thành công hay không. Do đó, việc răng bị sâu khiến nhiều người ngần ngại và lo lắng liệu có niềng được không. Cùng đi tìm đáp án cho thắc mắc trên qua bài viết sau đây.
1. Sâu răng có niềng răng được không?
Sâu răng là tình trạng tổn thương và kết cấu mô cứng của răng bị phá hủy do vi khuẩn trong miệng tạo ra axit tấn công vào men răng. Bệnh lý phát triển âm thầm, ở giai đoạn đầu sẽ không có biểu hiện gì rõ ràng. Hầu hết được phát hiện ở giai đoạn nặng hơn khi đã có những tổn thương thấy rõ trên bề mặt răng.
Sâu răng khiến cho mô răng bị phá hủy và tấn công cả tủy răng
Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều phiền toái trong quá trình ăn nhai và nhiều ảnh hưởng lớn khác. Chính vì vậy, nhiều người băn khoăn khi sâu răng có niềng được không?
Thực tế, sâu răng vẫn có thể niềng được và tùy theo tình trạng răng sâu như nào thì bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị phù hợp. Nhưng dù thực hiện theo cách nào thì cần phải điều trị dứt điểm sâu răng trước khi niềng, để đảm bảo sức khỏe răng miệng và giúp quá điều trị thuận lợi, hiệu quả hơn.
Cụ thể, những lý do cần điều trị sâu răng trước khi niềng là:
- Răng bị sâu do đã bị phá hủy mô răng nên sẽ yếu hơn các răng khỏe mạnh. Do đó răng sâu sẽ không đủ chắc khỏe để chịu được lực kéo khi niềng răng. Nếu không điều trị bệnh trước khi niềng sẽ dẫn tới nguy cơ răng bị gãy, thậm chí mất răng.
- Sâu răng còn gây ra các cơn đau nhức, ê buốt. Nên nếu vừa phải chịu đau do sâu răng, vừa đau khi niềng răng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
- Đặc biệt, quá trình niềng răng cần thời gian từ 1 – 2 năm, trong khi tình trạng sâu răng cần điều trị kịp thời để tránh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu muốn niềng răng thành công, bắt buộc phải điều trị sâu răng trước khi niềng
2. Những cách xử lý sâu răng trước khi niềng
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng sâu để chỉ định phương án điều trị phù hợp, dựa trên nguyên tắc bảo tồn mô răng nhất có thể, hạn chế tác động, làm tổn thương tuỷ răng và các mô mềm quanh răng.
2.1 Trường hợp răng sâu nhẹ
Với những trường hợp răng sâu nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị trước khi niềng răng. Nhằm đảm bảo răng sâu không lây lan sang các răng khỏe mạnh khác và không ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng.
Nếu răng sâu mới chớm xuất hiện những lỗ đen li ti thì bác sĩ sẽ bổ sung florua. Còn với trường hợp răng sâu lớn hơn một chút, bác sĩ sẽ loại bỏ các vết sâu và trám lại. Sau đó mới bắt đầu niềng răng cho bạn.
2.2 Trường hợp răng sâu nặng tới tủy
Với những trường hợp sâu răng nặng, đã dẫn đến viêm tủy thì phương pháp hàn trám không còn được hiệu quả. Phương pháp tối ưu là chữa tủy và phục hình lại bằng bọc răng sứ.
Răng sâu sau khi chữa tủy thì nên bọc sứ để bảo vệ răng
Bạn nên ưu tiên lựa chọn các mão răng toàn sứ, đảm bảo tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng, không bị oxi hóa làm đen viền. Bên cạnh đó, độ bền, khả năng chịu lực của răng toàn sứ cực kỳ cao. Nhờ vào đó sẽ có thể chịu được lực tác động từ các khí cụ niềng răng được tốt hơn.
2.3 Trường hợp sâu vỡ hết thân răng
Đối với trường hợp thân răng bị vỡ gần hết do sâu răng thì không thể nào niềng răng ngay được. Bởi vì lúc đó diện tích răng không đủ để gắn các khí cụ. Trước tiên bác sĩ sẽ điều trị răng sâu và khôi phục thân răng rồi mới niềng răng.
Nếu như bác sĩ đánh giá thân răng còn lại đủ để bọc răng sứ thì sẽ tiến hành chữa sâu răng rồi phục hình răng sứ kết hợp niềng răng.
Nếu như thân răng đã bị vỡ quá nhiều, không thể phục hình răng sứ thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng, sau đó tùy thuộc vào phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng sâu để đưa ra các phương án điều trị phù hợp
3. Để quá trình niềng răng không bị sâu thì phải làm sao?
Trong quá trình niềng răng sẽ gặp một số hạn chế trong việc vệ sinh răng miệng, dễ hình thành và tích tụ mảng bám. Vì vậy, vi khuẩn và bệnh lý sâu răng cũng có cơ hội phát triển. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ bị sâu răng khi đang niềng răng, bạn cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây.
3.1 Vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách
- Chải răng sạch sẽ với bàn chải lông mềm, chải kỹ lưỡng ở các vị trí có gắn mắc cài để làm sạch các vụn thức ăn bám dính. Lưu ý không nên chải răng quá mạnh theo chiều ngang để tránh mòn men răng và bung sút khí cụ.
- Chọn dùng các kem đánh răng có chứa thành phần fluor giúp răng thêm chắc khỏe.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và nước súc miệng để diệt khuẩn hiệu quả.
- Nên dùng thêm bàn chải kẽ, máy tăm nước để loại bỏ sạch sâu các mảng bám, vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng được tốt hơn.
Khi đã niềng răng bắt buộc phải vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng, tránh hình thành mảng bám
3.2 Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp
- Không ăn thức ăn quá dai cứng để tránh việc bung sút khí cụ và tổn thương răng.
- Không ăn thức nhiều đường, dễ bám dính vì chúng sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công răng.
- Không ăn thực phẩm chứa nhiều axit trước khi ngủ.
- Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tăng độ nhạy cảm ở răng.
- Ăn đa dạng thức ăn để cung cấp đủ dinh dưỡng.
- Không hút thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn, thực phẩm gây màu.
Nếu đang băn khoăn sâu răng có niềng được không thì những thông tin mà bài viết cung cấp cũng phần nào giúp bạn giải đáp. Điều trị răng sâu và niềng răng đều đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại mới đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng cao để thực hiện.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh