Mách Bạn 9 Cách Giảm Đau Khi Niềng Răng Hiệu Quả
Kiến thức niềng răng/chỉnh nha
10.11.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Mách Bạn 9 Cách Giảm Đau Khi Niềng Răng Hiệu Quả

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Trong quá trình niềng răng không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức, khó chịu do sự tác động từ các khí cụ để đưa răng dịch chuyển. Điểu này ít nhiều ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Để khắc phục, bạn có thể thực hiện các cách giảm đau sau khi niềng răng sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn nhé!

1. Nguyên nhân khi niềng răng bị đau

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng… để nắn chỉnh và di chuyển răng, hoàn toàn không tạo ra bất kỳ xâm lấn nào đến mô nướu hay xương hàm. Do đó không gây ra cảm giác đau kinh khủng, trừ các trường hợp đặc biệt có răng mọc ngầm cần thực hiện tiểu phẫu.

Cam-giac-dau-khi-nieng-rang-chac-chan-se-xay-ra

Cảm giác đau khi niềng răng chắc chắn sẽ xảy ra

Thực chất, cảm giác đau khi niềng chỉ dừng lại ở sự căng tức và ê buốt, do các khí cụ tạo ra lực kéo để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm, nhưng thường xuất hiện trong vài ngày đầu rồi giảm theo thời gian. Khi bạn đã thích nghi dần sẽ cảm thấy bình thường với cảm giác này.

Hơn nữa, ngày nay các phương pháp niềng răng ngày càng cải tiến nên bác sĩ sẽ tính toán để hạn chế tối đa sự đau buốt nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả niềng răng cho bạn.

Niềng răng hô hàm trên có được không?

2. Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không?

Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không? Theo bác sĩ CKI Nguyễn Huỳnh Ngọc Mỹ, để giảm đau trong quá trình niềng răng, đặc biệt là sau khi nhổ răng hoặc cấy vít, bạn hoàn toàn có thể uống thuốc giúp xoa dịu các cơn đau nhanh chóng, với hiệu quả cao.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn uống thuốc giảm đau phải thực hiện theo đúng chỉ định, đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc, như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Khi-uong-cac-loai-thuoc-giam-dau-can-co-chi-dinh-tu-bac-si.

Khi uống các loại thuốc giảm đau cần có chỉ định từ bác sĩ

3. Những cách giảm đau khi niềng răng bạn nên biết

Dưới đây, nha khoa I-DENT đã tổng hợp 9 cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả, bạn có thể tham khảo:

3.1 Chườm đá lạnh

Sau mỗi giai đoạn siết răng, bạn sẽ phải trải qua cơn đau khó chịu. Do đó, chườm đá trở thành phương pháp hữu hiệu được nhiều người áp dụng hiện nay. Để thực hiện, bạn chỉ cần lấy đá bỏ vào túi vải rồi lăn lên vùng răng bị ê buốt. Lúc này, hơi lạnh sẽ đẩy lùi cảm giác khó chịu qua đi. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

Niềng răng tại nhà có mang lại hiệu quả

3.2 Chườm nóng vào vị trí bị đau

Cách giảm đau khi niềng răng tiếp theo chính là chườm nóng. Theo đó, bạn có thể dùng một miếng dán nóng hoặc ngâm khăn trong nước ấm rồi đắp lên vị trí bị đau.

3.3 Súc miệng bằng nước muối

Trong quá trình niềng răng có thể xảy ra các vấn đề như môi, má, nướu bị trầy xước do các khí cụ cọ xát, gây đau khó chịu. Bạn có thể pha nước ấm và muối để súc miệng, giúp tăng đề kháng cho nướu, diệt khuẩn và giảm đau nhức.

Suc-mieng-bang-nuoc-muoi-la-cach-giam-dau-khi-nieng-hieu-qua

Súc miệng bằng nước muối là cách giảm đau khi niềng hiệu quả

3.4 Sử dụng sáp nha khoa

Dùng sáp nha khoa là cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả. Bạn hãy bôi sáp lên các vị trí sắc nhọn của khí cụ niềng, tạo thành lớp đệm, giảm tình trạng các mô mềm trong khoang miệng cọ xát với mắc cài gây trầy xước, viêm nhiễm.

3.5 Massage nướu răng

Việc massage cho nướu răng sẽ giúp nướu được lưu thông khí huyết và tăng độ săn chắc cho nướu. Cách massage rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một ngón tay để xoa nướu thật nhẹ nhàng. Dưới tác động của ngón tay, các mô răng sẽ được thoải mái, giảm thiểu sự đau nhức do răng bị siết.

Massage-nhe-nhang-cho-nuou-de-giam-cam-giac-cang-tuc

Massage nhẹ nhàng cho nướu, để giảm cảm giác căng, tức

3.6 Dùng thuốc giảm đau

Cách giảm đau khi niềng răng tiếp theo chính là dùng thuốc. Tuy nhiên, việc uống thuốc giảm đau cần thực hiện theo chỉ định, toa kê của bác sĩ, uống trong liều lượng cho phép và không được tự ý uống hoặc lạm dụng quá nhiều, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.7 Vệ sinh răng sạch sẽ

Khi ăn uống, vụn thức ăn rất dễ bị giắt vào mắc cài hình thành nên các mảng bám vi khuẩn gây ra nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… khiến cho răng đau nhức.

Vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, chải răng ít nhất 3 lần/ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn để làm sạch mảng bám. Sử dụng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch răng nhẹ nhàng, tránh bung tuột mắc cài.

3.8 Ăn các loại thức ăn mềm

Những ngày răng bị đau nhức thì bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, loãng và cắt nhỏ thức ăn nhỏ sẽ giúp cho răng giảm được sức nhai, đỡ đau hơn. Nếu đang đau răng mà bạn vẫn ăn đồ cứng hay cắn xé nhiều sẽ khiến cho răng đau hơn nữa.

Cat-nho-thuc-an-de-rang-khong-phai-nhai-qua-nhieu

Cắt nhỏ thức ăn để răng không phải nhai quá nhiều

3.9 Hạn chế vận động mạnh

Trong quá trình chỉnh nha, bạn nên hạn chế tham gia các hoạt động thể chất, vận động mạnh vì có thể tác động lên khung hàm, gia tăng mức độ cơn đau.

Trên đây là 9 cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả, bạn có thể áp dụng ngay cho mình để có quá trình niềng răng được thoải mái hơn nhé.

Răng sau khi niềng có bị chạy lại không?
NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm