Các Phương Pháp Làm Răng Giả Hiện Nay
Kiến thức implant
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Các Phương Pháp Làm Răng Giả Hiện Nay

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

1. Tại sao cần làm răng giả vĩnh viễn?

Làm răng giả tránh tình trạng tiêu xương

Làm răng giả tránh tình trạng tiêu xương

Khi mất răng, vấn đề lớn nhất chính là khó khăn trong ăn nhai và khuôn mặt mấy đi tính thẩm mỹ rất nhiều. Từ đó, kéo theo nhiều hậu quả khác như: ảnh hưởng đến bộ phận tiêu hóa, các răng xô lệch dẫn đến sai khớp cắn, phát âm không chuẩn xác,… Đặc biệt là tình trạng tiêu xương.

Do đó, khi mất răng, bạn cần nhanh chóng làm lại răng giả để tránh gặp phải những biến chứng nêu trên.

2. Các phương pháp làm răng giả hiện nay 

Hiện nay có các phương pháp làm răng giả như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Mỗi cách trồng răng giả đều có ưu nhược điểm riêng. Duy chỉ có cấy ghép Implant là phương án tối ưu nhất, có thể khắc phục mọi hậu quả mà mất răng gây ra.

2.1 Làm răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant 

Trồng răng implant là gì? Trồng răng giả Implant là phương án phục hồi răng đã mất tốt nhất hiện nay bởi răng Implant gần giống như răng thật. Một chiếc răng Implant đầy đủ được cấu tạo bởi: trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ.

3 Kế hoạch điều trị cho người mất răng bằng phương pháp trồng răng implant

So với hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ, trồng răng Implant là phương án duy nhất có thể khắc phục được tình trạng tiêu xương và có thời gian sử dụng vĩnh viễn.

2.2 Làm răng giả bằng phương pháp cầu răng sứ 

Làm răng giả bắc cầu là phương án phục hồi răng mất cố định. Để thực hiện cầu răng sứ, hai răng kế cạnh răng mất sẽ được mài theo tỷ lệ nhất định để làm trụ răng. Sau đó, 1 cầu 3 răng sứ được gắn lên trên.

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ

2.3 Làm răng giả bằng phương pháp hàm giả tháo lắp 

Hàm giả tháo lắp được sử dụng cho người bị mất một hoặc nhiều răng. Hàm giả được làm từ khung kim loại, răng giả gắn trên phần nướu nhựa được chế tạo từ sứ hoặc nhựa.

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp ra đời đã lâu, do đó tồn tại rất nhiều nhược điểm như: sức ăn nhai kém, khó vệ sinh răng miệng, tính thẩm mỹ không cao… Tuy nhiên, đây là phương án có chi phí thấp, có thể sử dụng trong trường hợp mất răng toàn hàm nên được khá nhiều người lựa chọn.

3. Một số câu hỏi thường gặp 

3.1 Răng giả có nhai được không?

Răng giả vẫn có thể ăn nhai được, tuy nhiên sẽ không hoàn toàn giống như răng thật 100%, nhất là hàm giả tháo lắp.

Trong 3 phương án, hàm giả tháo lắp chỉ phục hồi được khoảng 40 – 50% lực ăn nhai, cầu răng sứ là 60 – 70%. Tốt nhất, bạn nên chọn cấy ghép Implant bởi nó khôi phục gần như 100% chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng đã mất.

Cấy ghép Implant có thể ăn nhai bình thường như răng thật

Cấy ghép Implant có thể ăn nhai bình thường như răng thật

3.2 Răng giả có niềng được không? 

Nếu bạn vừa muốn làm răng giả vừa muốn niềng răng thì có thể niềng răng trước và trồng răng giả sau. Để kết quả điều trị được tốt nhất.

Ví dụ: Với phương án cấy ghép Implant, khi trụ răng đã tích hợp cứng chắc vào trong xương hàm thì sẽ không thể niềng được.

Bởi răng Implant trồng cố định nhưng bản chất của niềng răng là kéo răng về đúng vị trí khớp cắn lý tường, nên có thể khi niềng sẽ kéo chạy răng Implant. Từ đó làm cho răng Implant bị đào thải.

3.3 Răng giả có tẩy trắng được không?

Câu trả lời là không. Thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng trên răng thật. Còn đối với răng giả như: răng sứ, răng tháo lắp hay những miếng trám thẩm mỹ thì không thể tẩy trắng được.

Nếu có răng giả thì sau khi tẩy trắng khoảng hai tuần, bạn có thể đi làm răng sứ khác hoặc thay hàm giả để màu răng giả giống với màu răng thật, giúp tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

3.4 Răng giả có gây hôi miệng không? 

Hôi miệng có thể xảy ra cho những ai đang phục hình răng mất bằng cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng có thể xuất phát từ việc bác sĩ mài răng làm cầu không đúng tỷ lệ, dẫn đến tạo khoảng hở giữa răng thật với răng giả nên thức ăn thừa bám vào và tạo mùi khó chịu; Hoặc do mão sứ chất lượng không tốt, có các khe rãnh nên khó làm sạch thức ăn, răng tháo lắp không tương thích với nướu làm kích ứng nướu,…

Do đó, nếu đang sử dụng răng giả thì bạn nên chăm sóc răng kỹ càng. Đồng thời thăm khám định kỳ để làm sạch răng và tránh mùi hôi miệng.

3.5 Nhổ răng bao lâu có thể trồng răng giả? 

Trường hợp sau khi nhổ răng, bạn nên trồng răng giả càng sớm càng tốt.

Đối với phương án trồng răng Implant, bạn có thể nhổ răng và trồng răng giả ngay lập tức.

Có thể nhổ răng và cấy Implant cùng một thời điểm

Có thể nhổ răng và cấy Implant cùng một thời điểm

Nếu như đã nhổ răng trước đó, bạn cần thời gian khoảng 1 – 3 tháng để vết thương lành lại, sau đó mới có thể cấy Implant.

Như vậy, tùy vào mỗi phương án trồng răng giả sẽ có đặc điểm, kỹ thuật thực hiện và cách chăm sóc răng miệng khác nhau.

I-DENT- PHÒNG KHÁM NHA KHOA SỐ 1 TP. HỒ CHÍ MINH
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm