Khi Nào Nên Niềng Răng? Các Trường Hợp Cần Niềng Răng
Kiến thức niềng răng/chỉnh nha
08.11.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Khi Nào Nên Niềng Răng? Các Trường Hợp Cần Niềng Răng

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Niềng răng là phương pháp hiệu quả giúp khắc phục những sai lệch của hàm răng, từ đó cải thiện chức năng ăn nhai và lấy lại sự tự tin trong giao tiếp. Vậy những trường hợp nào cần niềng răng và thời điểm nào là thích hợp? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

1. Răng như thế nào thì nên niềng?

Niềng răng là phương pháp giúp nắn chỉnh những sai lệch của răng. Bằng cách sử dụng những khí cụ như: mắc cài, dây cung, thun buộc, hệ thống nắp trượt hoặc khay niềng, để tạo ra các áp lực, lực siết kéo răng dịch chuyển chậm rãi về vị trí đúng trên cung hàm.

Nieng-rang-la-phuong-phap-chinh-nha-rat-hieu-qua

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha rất hiệu quả

Vậy răng như thế nào mới phải niềng? Những trường hợp nên niềng răng thường gặp là các sai lệch về răng như răng hô, móm, lệch lạc, thưa, khớp cắn hở, khớp cắn chéo … Cùng đi vào chi tiết từng tình trạng răng ngay sau đây:

1.1  Răng hô

Răng hô (răng vẩu/khớp cắn sâu) là tình trạng hàm trên phát triển vượt mức bình thường, gây mất thẩm mỹ gương mặt, nhất là khi nhìn nghiêng và chính diện. Với những trường hợp răng hô còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến xương hàm và khớp thái dương sau này.

Khi thực hiện niềng răng sẽ giảm tình trạng hô, răng đều hơn. Tùy mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoặc thời gian điều trị trong bao lâu. Một số trường hợp có thể cần kết hợp phẫu thuật hàm mới đạt kết quả như mong muốn.

Niềng răng hô hàm trên có được không?

1.2  Răng thưa

Răng thưa, hở kẽ là tình trạng có khoảng cách lớn giữa hai răng, dễ khiến thức ăn giắt kẽ, khó vệ sinh răng miệng, đồng thời còn ảnh hưởng đến việc phát âm. Về lâu dài, do tác động của việc ăn nhai làm răng yếu và dễ lung lay hơn.

Phương pháp niềng răng thưa sử dụng hệ thống mắc cài hoặc khay niềng cố định trên răng, để tác dụng lực kéo răng sát khít với nhau hơn.

Rang-thua-ho-ke-lon-la-mot-trong-nhung-truong-hop-nen-nieng-rang

Răng thưa, hở kẽ lớn là một trong những trường hợp nên niềng răng

1.3 Răng mọc lệch, chen chúc nhau

Một trong các trường hợp cần niềng răng chính là răng mọc lệch, mọc chen chúc. Tình trạng này làm giảm chức năng ăn nhai và gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng hàng ngày. Mất răng sữa sớm, răng mọc dư, mọc ngầm, kích thước răng – xương hàm không hài hoà… là những nguyên nhân chính khiến răng mọc lệch lạc. Đa số các trường hợp đều có thể cải thiện bằng phương pháp niềng răng, giúp răng đều và đúng khớp cắn.

1.4 Răng cắn hở

Răng cắn hở là trường hợp hai hàm răng không cắn được vào nhau. Tình trạng này khiến cho việc ăn nhai gặp khó khăn, nói ngọng, phát âm không chuẩn …

Nguyên nhân khiến cho khớp cắn có thể do các thói quen mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng… Do mức độ sai lệch phức tạp nên việc điều trị răng cắn hở mất rất nhiều thời gian.

Thoi-gian-nieng-rang-dieu-tri-rang-can-ho-se-keo-dai-hon-cac-tinh-trang-khac

Thời gian niềng răng điều trị răng cắn hở sẽ kéo dài hơn các tình trạng khác

2. Khi nào nên niềng răng?

Khi nào nên niềng răng? Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết được thời điểm lý tưởng để thực hiện phương pháp này.

Niềng răng ở độ tuổi thích hợp sẽ dễ dàng mang lại kết quả như mong muốn, trong thời gian nhanh chóng. Bởi vì, nếu để càng lâu thì xương hàm sẽ trở nên cứng chắc nên tốn nhiều thời gian để đưa nó về đúng vị trí.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ nha khoa, nên thực hiện niềng răng khi phát hiện các dấu hiệu mọc bất thường ngay sau khi răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn. Tức là vào khoảng 6 – 12 tuổi – độ tuổi thuận lợi nhất để niềng răng.

 Do-tuoi-nieng-rang-thich-hop-la-khi-rang-sua-duoc-thay-het-bang-rang-vinh-vien

Độ tuổi niềng răng thích hợp là khi răng sữa được thay hết bằng răng vĩnh viễn

Việc can thiệp lúc này không chỉ định hướng cho răng phát triển đúng vị trí mà còn dễ tác động đến xương hàm. Bởi xương đang trong quá trình hoàn thiện nên vẫn còn mềm, dễ uốn nắn, nên thời gian niềng răng sẽ nhanh hơn và cũng không gây đau đớn quá nhiều.

Khi trưởng thành, bạn vẫn có thể thực hiện phương pháp niềng răng nếu răng và xương còn chắc khỏe. Tuy nhiên, cấu trúc xương lúc này đã cứng cáp và ổn định nên việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn so với lúc trẻ, đồng thời kết quả cũng có thể giảm sút.

Niềng răng tại nhà có mang lại hiệu quả

3. Lợi ích của việc niềng răng

Với những trường hợp răng hô, móm, thưa hoặc lệch lạc, niềng răng này không chỉ giúp các răng được sắp đều, cải thiện tính thẩm mỹ cho gương mặt mà còn mang lại nhiều lợi ích khác:

  • Cải thiện thẩm mỹ

Niềng răng giúp cải thiện thẩm mỹ nhờ điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí tại xương hàm, làm cho khuôn mặt trở nên cân đối, hài hòa, hàm răng đều đặn,…

Đặc biệt, với những trường hợp răng hô, niềng răng sẽ giúp đưa răng về đúng vị trí, thậm chí còn khiến mũi cao hơn và cằm thanh tú hơn.

Khuon-mat-tro-nen-can-doi-hai-hoa-sau-khi-nieng-rang

Khuôn mặt trở nên cân đối, hài hòa sau khi niềng răng

Răng sau khi niềng có bị chạy lại không?
  • Cải thiện chức năng ăn nhai

Răng hô, móm, mọc lệch lạc không những gây mất thẩm mỹ mà còn khiến cho quá trình ăn nhai gặp khó khăn. Nếu để tình trạng này kéo dài, có thể gây tổn thương cho hàm răng.

Niềng răng trong những trường hợp này giúp cải thiện chức năng ăn nhai, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

  • Phòng ngừa các bệnh lý răng miệng

Răng lệch lạc, thưa hở kẽ,… khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn, từ đó dễ gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng,… Việc niềng răng sẽ giúp răng đều, đúng vị trí trên cung hàm, nhờ đó, giúp dễ dàng loại bỏ thức ăn và mảng. Từ đó tránh được các bệnh răng miệng.

Ve-sinh-rang-de-dang-hon-khi-ham-rang-deu-dan-khong-co-khoang-ho

Vệ sinh răng dễ dàng hơn khi hàm răng đều đặn, không có khoảng hở

  • Khắc phục nhược điểm về phát âm

Giọng nói bị chi phối bởi lưỡi, môi và răng. Nếu có hàm răng đều đặn sẽ giúp phát âm chuẩn. Ngược lại, nếu răng mọc không đều, móm, hô, lệch khớp cắn… có thể dẫn đến phát âm khó nghe, bị ngọng…

Trong trường hợp này, việc niềng răng sẽ giúp hàm răng đều đặn và khả năng phát âm chuẩn xác, nói chuyện dễ dàng, thoải mái hơn.

Như vậy, câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi khi nào nên niềng răng chính là thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi lẽ khi can thiệp sớm, thời gian niềng sẽ được rút ngắn đáng kể, góp phần đơn giản hóa biện pháp tác động đến răng hàm. Các bác sĩ sẽ có đủ thời gian tác động đến sự dịch chuyển của răng, giúp đưa răng về vị trí phù hợp trên cung hàm theo cách ít đau đớn, mang lại hiệu quả tối ưu.

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm