Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Keo Dán Hàm Giả
Kiến thức tổng hợp
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Keo Dán Hàm Giả

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Những người mất răng đang sử dụng răng giả, nhất là loại răng giả tháo lắp thì keo dán hàm giả là vật liệu không thể thiếu. Vậy, có những loại keo dán nào và có lưu ý gì khi sử dụng không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Keo dán hàm giả là gì? 

Trong nha khoa, keo dán hàm giả là một trong vật liệu cần thiết để cố định răng giả với khung hàm.

Keo dán hàm giả sẽ giúp người bệnh có thể ăn nhai chắc chắn hơn, tránh trường hợp răng lỏng lẻo hoặc rơi rớt ra ngoài.

Không phải tất cả các phương án phục hình đều sử dụng loại keo dán hàm giả như nhau.

Tùy vào nhu cầu của khách hàng và loại phương pháp phục hình răng thay thế mà có từng loại keo khác nhau.

2. Có những loại keo dán hàm giả nào? 

2.1 Với phương pháp hàm giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp có khung nhựa cứng, nhựa dẻo, kim loại có móc nối, bên trên là răng sứ hoặc răng nhựa để che lấp đi khoảng trống răng đã bị mất.

Nhưng vì nó dễ tháo lắp nên việc xê dịch hàm ra khỏi cung hàm là điều không thể tránh khỏi.

Chính vì vậy, keo dán là cách cố định hàm giả tháo lắp một cách chắc chắn.

Người sử dụng hàm giả tháo lắp thường xuyên phải sử dụng keo dán hàm giả để cố định hàm

Người sử dụng hàm giả tháo lắp thường xuyên phải sử dụng keo dán hàm giả để cố định hàm

Hiện nay, có 2 loại keo dán dành cho người sử dụng hàm giả tháo lắp.

Một là dạng keo hỗn hợp lỏng dán lên bề mặt đã được làm khô và vệ sinh sạch sẽ.

Nếu khách hàng bị mất hàm trên thì bôi theo đường viền và phần trung tâm, nếu bị mất hàm dưới thì chỉ cần lớp keo ở phần trung tâm hàm là đủ.

Hai là keo dán hàm giả dạng bột, dễ làm sạch hơn khi tháo ra.

Với loại keo này chỉ cần rắc một lớp bột vừa đủ lên hàm và dán lên cung hàm nên.

Do tính chất dễ sử dụng nên nó được ưa chuộng nhiều hơn.

Người sử dụng hàm giả tháo lắp có thể tự sử dụng keo dán hàm giả mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ.

Keo dán hàm răng giả Fixodent là một trong những loại keo phổ biến và tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Loại keo này mang nhiều ưu điểm tốt như thành phần không gây độc hại, mùi dễ chịu và không bị hôi miệng trong suốt quá trình sử dụng.

Do vậy, Fixodent hoàn toàn an toàn với sức khỏe con người, không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Keo dán hàm giả Fixodent phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Keo dán hàm giả Fixodent phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Đồng thời, cách sử dụng keo dán hàm giả Fixodent rất dễ dàng, ngay cả người lớn tuổi cũng không có gì khó khăn khi dùng.

Chính nhờ những ưu điểm trên và sự bám dính tuyệt vời, Fixodent luôn là lựa chọn hàng đầu của nha sĩ.

2.2 Với phương pháp làm răng giả cố định

Phương pháp làm răng giả cố định phổ biến hiện nay phải kể đến cầu răng sứtrồng răng Implant.

Không giống như hàm giả tháo lắp phải lấy ra lấy vào, những phương án này giúp phục hình răng cố định, thế nên đòi hỏi sự chắc chắn và ổn định.

Do đó, loại keo dán răng sứ cố định có tên là xi măng nha khoa sẽ được sử dụng trong trường hợp này.

Xi măng nha khoa có đặc điểm là kết dính cao, giúp cho mão sứ được dính chắc vào trụ răng đã được mài hoặc trụ Implant.

Đồng thời, bệnh nhân không thể tự thực hiện tháo ra lắp vào mà cần đến sự trợ giúp của bác sĩ và dụng cụ tháo gỡ chuyên dụng.

Việc sử dụng xi măng nha khoa như thế nào cho đúng thì dựa vào bác sĩ với tỷ lệ hợp lý thì mới có được kết quả tốt.

Ngoài ra, keo dán Veneer dành cho dán sứ Veneer (một phương án nghiêng về thẩm mỹ răng) là loại rất đặc biệt, giúp cho lớp sứ mỏng, nhẹ được bám chắc vào răng và không bị rơi rớt trong suốt thời gian dài sử dụng.

3. Lưu ý khi sử dụng keo dán hàm giả

Dù keo dán hàm giả dành cho hàm tháo lắp dễ sử dụng, tuy nhiên quý khách cũng cần phải chú ý về cách sử dụng loại vật liệu này.

  • Khi hàm giả tháo lắp được sử dụng lâu ngày, khoảng từ 5 – 7 năm thì không còn đủ khả năng để bám chắc vào cung hàm nữa. Nguyên nhân là ở vị trí mất răng, xương hàm bị tiêu khiến nướu hõm xuống. Lúc này, keo dán hàm răng giả sẽ không có tác dụng mà cần phải thay mới hàm giả tháo lắp để phù hợp với tình hình hiện tại.

Răng giả tháo lắp sau khi sử dụng một thời gian dài cần thay mới chứ không phải thay keo dán hàm giả

Răng giả tháo lắp sau khi sử dụng một thời gian dài cần thay mới chứ không phải thay keo dán hàm giả

  • Trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra keo dán có thành phần nào mà bản thân bị dị ứng hay không. Nếu như có thì bạn nên thông báo với bác sĩ nha khoa để đổi sang loại keo khác nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Khi sử dụng keo dán hàm giả, bạn cũng nên chú ý cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng của mình đúng cách và khoa học. Nếu không, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi, gây ảnh hưởng không tốt đến tình trạng răng miệng.
  • Để keo dán răng sứ đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thường xuyên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp bạn kiểm soát tình hình răng miệng có xảy ra vấn đề gì không, đồng thời được bác sĩ tư vấn cải thiện một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, để phù hợp nhất với tình trạng răng của mình, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn bất kỳ loại keo dán hàm giả nào.

Trường hợp muốn thay đổi keo cũng nên báo trước với bác sĩ nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, khi mua keo dán thì nên mua ở những địa chỉ chất lượng nhé!

Xem Thêm: Dán Sứ Veneer Có Tốt Không

Xem Thêm: Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Keo Dán Hàm Giả

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm