Các Giai Đoạn Niềng Răng Quan Trọng Cần Lưu Ý
Kiến thức niềng răng/chỉnh nha
25.07.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Các Giai Đoạn Niềng Răng Quan Trọng Cần Lưu Ý

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Thời gian niềng răng khá lâu từ 18 đến 24 tháng và có thể hơn. Vì thế, niềng răng được chia thành nhiều giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu tiên răng và nướu khá nhạy cảm, bạn nên chú ý lời dặn của bác sĩ để hạn chế các biến chứng cho răng. Vậy bạn có biết niềng răng gồm những giai đoạn nào không?

1. Các giai đoạn niềng răng

1.1 Giai đoạn thăm khám và lên kế hoạch điều trị

Giai đoạn này rất quan trọng bởi nếu không chọn đúng nha khoa uy tín cũng như bác sĩ nhiều kinh nghiệm, rất có thể kết quả niềng răng sẽ không như ý muốn. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn rõ ràng về các giai đoạn diễn ra sau khi gắn mắc cài và thông báo về chi phí, thời gian cho từng trường hợp. Ngoài ra, trong giai đoạn này nếu bạn gặp các vấn đề bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để trước khi niềng.

Thăm khám tổng quát trước khi niềng

Thăm khám tổng quát trước khi niềng

Các bước trong quy trình niềng răng như thế nào?

1.2 Giai đoạn 3 tháng

Đây là giai đoạn cực kỳ cảm. Trong 3 tháng đầu tiên bạn phải làm quen với việc đeo mắc cài. Lúc này có thể sẽ xuất hiện hiện tượng như má hóp, gò má cao và cảm giác hơi khó chịu. Nhưng bạn không cần quá lo lắng. Hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để không phải rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể. Ngoài ra, trong giai đoạn này có thể bạn sẽ cảm thấy tự tin vì mắc cài làm mất đi vẻ đẹp của bạn. Hãy suy nghĩ rằng bạn sẽ đẹp lên sau khi tháo niềng. Đây sẽ là động lực to lớn để bạn vượt qua mọi khó khăn trong giai đoạn đầu niềng răng.

Giữ tâm lý thoải mái trong giai đoạn đầu niềng răng

Giữ tâm lý thoải mái trong giai đoạn đầu niềng răng

1.3 Giai đoạn 6 tháng

Giai đoạn 6 tháng sau khi gắn mắc cài được gọi là giai đoạn cố định trong niềng răng. Lúc này răng và nướu đã làm quen được với dây cung và mắc cài nên việc ăn uống đã không còn gặp trở ngại. Trong giai đoạn này bạn cần lưu ý xây dựng một quy trình chăm sóc răng tiêu chuẩn. Đồng thời có thể sử dụng kèm các sản phẩm chăm sóc răng ngoài bàn chải để tăng hiệu quả làm sạch răng.

Bổ sung các sản phẩm chăm sóc răng

Bổ sung các sản phẩm chăm sóc răng

Tìm hiểu về kỹ thuật nong hàm trong trong niềng răng

1.4 Giai đoạn 1 năm

Sau khi niềng răng được 1 năm, bạn đã có thể thấy được những sự thay đổi trên khuôn mặt. Đây là giai đoạn này nên tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên vội vã siết niềng để rút ngắn thời gian, vì rất có thể sẽ khiến răng yếu hơn và dễ bị lung lay hơn. Lưu ý nên tái khám định kỳ mỗi tháng để bác sĩ theo dõi khả năng dịch chuyển của răng.

Tuân theo hướng dẫn bác sĩ trong giai đoạn niềng răng

Tuân theo hướng dẫn bác sĩ trong giai đoạn niềng răng

1.5 Giai đoạn 18 tháng

Đối với những trường hợp răng bị hô nhẹ, móm nhẹ hoặc khấp khểnh nhẹ thì hoảng thời gian 18 tháng niềng răng đã đủ để cải thiện. Đối với những trường hợp có mức độ khiếm khuyết nặng hơn thì cần thời gian lâu hơn. Bạn nên đến bác sĩ để xem xét diễn biến niềng răng, qua đó bác sĩ sẽ chỉ định ngày tháo niềng và kết thúc quá trình niềng răng.

thời gian niềng răng phụ thuộc vào mức độ khiếm khuyết của răng

Thời gian niềng răng phụ thuộc vào mức độ khiếm khuyết của răng

1.6 Giai đoạn đeo hàm duy trì

Sau khi tháo niềng thì giai đoạn đeo hàm duy trì khá quan trọng. Đối với người lớn nếu không tiếp tục đeo hàm duy trì thì rất có thể răng sẽ dịch chuyển lại về vị trí cũ. Vì thế, bác sĩ khuyến khích đeo hàm duy trì ít nhất 6 tháng sau khi niềng răng để răng có thời gian ổn định hơn.

Nên đeo hàm duy trì tối thiểu 6 tháng sau khi tháo niềng

Nên đeo hàm duy trì tối thiểu 6 tháng sau khi tháo niềng

2. Những lưu ý khi niềng răng

Trong khi niềng răng bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Hạn chế những món ăn cứng và quá dai

Trong giai đoạn đầu niềng răng bạn cần hạn chế những món ăn quá cứng và quá dai. Bởi răng lúc này sẽ được tác động lực để kéo về vị trí mong muốn nên chân răng khá yếu so với bình thường. Nếu ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dai có thể khiến răng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, không nên nhai kẹo cao su hay sử dụng các thức ăn chứa nhiều đường,… Những thức ăn này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, các bệnh về lợi, nướu… làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng cũng như hiệu quả niềng răng.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Trong quá trình niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần được xây dựng chỉnh chu và thực hiện đều đặn. Bạn vẫn phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc các điều sau: Dùng bàn chải chuyên dùng cho người niềng răng để làm sạch răng mỗi ngày, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để lấy hết các mảng bám của răng.

Máy tăm nước WaterBeam có tốt không? Ai nên dùng?
  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ

Kết quả niềng răng 80% sẽ do tay nghề bác sĩ quyết định. Vì thế bạn cần chọn nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng. Đồng thời, thường xuyên đến nha khoa tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ để kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng, cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng.

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm