Răng Bọc Sứ Bị Đau Nhức Thì Phải Làm Sao?
Kiến thức răng sứ
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Răng Bọc Sứ Bị Đau Nhức Thì Phải Làm Sao?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Nhiều người lo lắng khi gặp phải tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức, ê buốt kéo dài nhiều ngày, gây khó khăn trong ăn uống cũng như sinh hoạt. Nếu như không tìm ra nguyên nhân và kịp thời khắc phục, thì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.

1. Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức?

răng bọc sứ bị đau

Răng ê buốt trong vài ngày đầu mới bọc sứ là điều bình thường

Sau khi bọc răng sứ thường sẽ bị đau nhức, ê buốt trong 3-5 ngày đầu tiên, đây là triệu chứng rất bình thường mà bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và cảm giác đau nhức ngày càng tăng nhất là khi ăn uống, không có dấu hiệu suy giảm, thì bệnh nhân cần quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra ngay.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến cho răng bọc sứ bị đau nhức, ê buốt kéo dài:

1.1 Răng yếu và cơ địa nhạy cảm

Với những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm và nền răng yếu, thì việc phải mài răng bọc sứ sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài vài tuần sau khi bọc sứ. Sau đó, răng có thể tự thích ứng và cảm giác ê đau sẽ giảm hẳn.

1.2 Viêm tủy nhưng không được điều trị

Nếu bệnh nhân bị viêm tủy nhưng bác sĩ không điều trị, hoặc điều trị chưa triệt để mà đã tiến hành bọc sứ, sẽ khiến vết tủy viêm dần bị hoại tử, vi khuẩn lan rộng vào dây thần kinh kích ứng và tạo ra những cơn đau dữ dội, thậm chí là đau buốt lên đầu.

1.3 Chưa điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng

Những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… cũng cần được điều trị dứt điểm trước khi tiến hành bọc răng sứ. Nếu không vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công sâu vào tủy răng, gây ra nhiễm trùng, áp xe hoặc rụng cả răng thật.

răng bọc sứ lâu năm bị đau

Răng mắc bệnh lý mà vẫn tiến hành bọc sứ có thể gây nhiễm trùng nặng

Hậu quả bọc răng sứ sai cách và kém chất lượng

1.4 Bác sĩ phục hình sai kỹ thuật

Nếu bác sĩ không có chuyên môn và tay nghề kém, thì khi thực hiện phục hình răng sứ sẽ dễ xảy ra nhiều sai sót. Như mài răng sai tỷ lệ, xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật hoặc gắn răng sứ lệch khớp cắn, gây chèn ép cùi răng và những răng bên cạnh. Tình trạng đau nhức, ê buốt răng sau khi chụpsứ là không thể tránh khỏi.

1.5 Chế độ ăn uống không phù hợp

Bệnh nhân ăn uống quá nhiều đồ cứng dai hoặc quá nóng, lạnh ngay từ những ngày đầu sẽ khiến răng bọc sứ bị đau nhức.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng không kỹ lưỡng, sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại phát triển và tấn công răng sứ.

1.6 Nướu chưa kịp thích nghi

Sau khi bọc răng sứ, vùng nướu xung quanh có thể cần một khoảng thời gian để làm quen với mão răng. Do đó, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, ê buốt nhẹ hoặc thậm chí đau nhức. Tình trạng này thường sẽ giảm dần sau vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần liên hệ với bác sĩ để kiểm tra.

1.7 Keo nha khoa bị lỏng lẻo

Keo nha khoa giữ chặt mão răng sứ vào cùi răng thật. Khi chất dán bị bong tróc hoặc không còn giữ chắc mão sứ trên răng thật, mão răng có thể bị lệch, lung lay nhẹ hoặc tạo ra khe hở với nướu. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các khe này, gây viêm nhiễm và đau nhức.

1.8 Thói quen xấu cho răng sứ

Nghiến răng khi ngủ, siết chặt răng, cắn móng tay, nhai đá hoặc các vật cứng khác gây áp lực lớn lên răng bọc sứ, dẫn đến đau nhức. Hơn nữa, các thói quen này có thể gây mẻ, vỡ mão răng sứ hoặc làm tổn thương các mô mềm xung quanh.

1.9 Vật liệu làm răng sứ kém chất lượng

Nếu bạn sử dụng vật liệu bọc răng sứ, keo nha khoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đạt tiêu chuẩn về độ bền và độ tương thích sinh học cũng khiến bọc răng sứ nhai bị đau. Sứ kém chất lượng có thể gây kích ứng nướu, tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc thậm chí bị nứt, vỡ trong quá trình sử dụng.

1.10 Bọc răng sứ xong bị đau do các bệnh lý khác

Bên cạnh các vấn đề liên quan trực tiếp đến mão răng sứ, các bệnh lý răng miệng khác cũng có thể là nguồn cơn gây đau nhức. Điển hình là tình trạng sâu răng, viêm nha chu. Trường hợp nặng, sâu răng tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển trong các lỗ sâu, sau đó lan rộng đến tủy răng.

2. Răng bọc sứ bị đau nhức phải làm gì? 

Sau khi bọc răng sứ bị đau nướu thì phải làm sao? Trường hợp sau khi lắp răng sứ bị đau nhức trong 1-2 ngày đầu, đây là hiện tượng bình thường. Bạn có thể làm dịu cơn đau nhức tại nhà bằng các biện pháp dưới đây. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục, bạn nên đến nha khoa để thăm khám lại.

  • Dùng nước muối súc miệng: Nước muối có tính năng kháng khuẩn rất tốt và có thể giúp giảm viêm. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giúp làm dịu vùng bọc răng sứ bị ê nhức.

Súc nước muối có thể làm dịu cơn đau nhức răng

Súc nước muối có thể làm dịu cơn đau nhức răng

  • Chườm đá: Nếu nhận thấy vùng nướu quanh răng bọc sứ bị sưng tấy, việc chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau. Lưu ý là chườm đá vào khu vực gần răng sứ, không nên chườm trực tiếp lên vị trí gắn răng sứ.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn (nếu cần): Nếu vùng nướu bị sưng đau nhiều không dứt mà chưa thể tới nha sĩ ngay, bạn nên cân nhắc uống thuốc giảm đau. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ liều lượng khuyến cáo, tránh các loại thuốc gây tác dụng phụ không tốt cho tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Dùng hàm bảo vệ răng: Nếu ê buốt, đau nhức do nghiến răng thì bệnh nhân nên dùng hàm bảo vệ răng, để hạn chế sự va chạm giữa các răng với nhau.
Bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa I-Dent DiamondTech

3. Răng bọc sứ lâu năm bị đau phải làm sao?

Nếu răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức thì bạn đừng quá lo lắng, nghiêm cấm không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau mua tại nhà thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ. Bởi nếu không được điều trị đúng cách, sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

Cách an toàn và hiệu quả nhất là quay lại nha khoa đã thực hiện bọc răng sứ để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Trường hợp các vấn đề như mão sứ bị dịch chuyển, lệch lạc không còn ôm sát vào nướu hay bị rò rỉ keo dán sẽ được bác sĩ xử lý lại ngay, cảm giác đau nhức cũng sẽ hoàn toàn mất đi. Nếu bị đau nhức do chế độ ăn uống, vệ sinh thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn các chế độ phù hợp và tình hình răng miệng mà bạn đang gặp phải…

4. Điều trị bọc răng sứ bị đau tại nha khoa

Như đã nói ở trên, tình trạng đau sau khi chụp răng sứ thường xảy ra trong vài ngày đầu tiên và bệnh nhân có thể làm dịu cơn đau tại nhà. Tuy nhiên, khi răng bọc sứ bị đau nhức nghiêm trọng và kéo dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay, để có phương án khắc phục tốt nhất.

Răng bọc sứ đau nhức nghiêm trọng cần phải điều trị tại nha khoa

Răng bọc sứ đau nhức nghiêm trọng cần phải điều trị tại nha khoa

Nếu bác sĩ xác định nguyên nhân là do bệnh lý răng miệng, thì phải tháo răng sứ để điều trị dứt điểm các bệnh về răng. Sau khi răng hồi phục thì sẽ phục hình lại bằng mão sứ cũ.

Còn nếu cơn đau nhức do lắp răng sứ bị kênh, cộm hoặc sai lệch khớp cắn thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ cũ, rồi chế tác một mão sứ mới có kích thước chuẩn hơn, để gắn sát khít với cùi răng thật.

Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng răng sứ bị đau nhức, ê buốt.

Điều quan trọng nhất mà bệnh nhân cần phải nhớ, đó là nên lựa chọn một nha khoa bọc răng sứ uy tín, chất lượng ngay từ đầu. Những nha khoa này sẽ đảm bảo có đội ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại và sử dụng răng sứ chính hãng. Giúp quá trình bọc sứ của bệnh nhân diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và không có biến chứng.

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm