Có Nên Niềng Răng Khểnh Không?
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Răng khểnh là dạng răng mọc sai lệch vị trí trên cung hàm, dễ ảnh hưởng tới khớp cắn và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, nhiều người xem đây là nét duyên ngầm. Vậy có nên niềng răng khểnh để điều chỉnh lại khớp cắn chuẩn hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
1. Vai trò của răng khểnh là gì?
Thông thường, răng của mỗi người được chia thành 4 nhóm nhỏ, bao gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Trong đó, răng khểnh thuộc nhóm răng nanh, có vai trò cắn, xé thức ăn. Bởi vì răng nanh khá nhọn và sắc, mọc ở góc của cung hàm.
Ngoài ra, theo tiêu chuẩn của các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, những người có răng khểnh được đánh giá là dễ thương, với vẻ ngoài ưa nhìn hơn.
Răng khểnh thường được xem là nét duyên ngầm và tạo thêm sự dễ thương cho khuôn mặt
2. Có nên niềng răng khểnh hay không?
Như đã nói ở trên, với nhiều người răng khểnh là một nét duyên dáng, giúp tăng thêm ấn tượng cho nụ cười. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa thì răng khểnh lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Đầu tiên, do chiếc răng này mọc lệch lạc trên cung hàm nên dễ bị giắt thức ăn và khó để làm sạch. Lâu ngày, dẫn tới tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng…
Bên cạnh đó, răng khểnh cũng không giúp ích gì trong quá trình ăn nhai. Thậm chí nếu răng quá to, mọc chếch ra ngoài có thể gây ảnh hưởng xấu tới khớp cắn. Hoặc dễ bị tổn thương khi có va chạm mạnh từ bên ngoài, gây vỡ và đau nhức.
Chính vì những lý do trên, bác sĩ thường khuyên bạn nên thực hiện niềng răng khểnh, để nắn chỉnh răng về đúng vị trí vốn có của nó. Mang đến một hàm răng chắc khỏe và ăn nhai tốt hơn.
Niềng răng khểnh sẽ điều chỉnh lại khớp cắn chuẩn và ăn nhai tốt hơn
Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn muốn giữ lại răng khểnh thì bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, vừa đảm bảo một hàm răng chắc khỏe về lâu dài.
3. Niềng răng khểnh 2 bên mất bao lâu?
Khi niềng răng khểnh thì thời gian thường dao động khoảng 18 – 24 tháng, trường hợp mức độ sai lệch răng nặng hơn thì có thể mất tới 36 tháng.
Ngoài ra, thời gian nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng răng miệng, phương pháp niềng, tay nghề bác sĩ điều trị và cả chế độ chăm sóc răng của người niềng.
4. Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền?
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền? Giá niềng răng khểnh ở mỗi người sẽ không giống nhau. Bởi còn dựa vào mức độ răng mọc lệch và phương pháp niềng được lựa chọn. Do đó, để biết chính xác chi phí là bao nhiêu, bạn nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Thông thường, chi phí niềng răng khểnh sẽ dao động như sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại: 30 – 40 triệu/liệu trình.
- Niềng răng mắc cài sứ/pha lê: 40 – 60 triệu/liệu trình.
- Niềng răng trong suốt Invisalign: 80 – 100 triệu/liệu trình
Niềng răng với khay niềng Invisalign sẽ có chi phí cao nhất
5. Quy trình niềng răng khểnh
Một quy trình niềng răng khểnh thường bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang
Thông qua bước này, bác sĩ có thể xác định được tình trạng răng của bạn, xem mức độ răng sai lệch như thế nào. Sau đó mới đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Thăm khám và chụp X-quang
- Bước 2: Điều trị các bệnh lý răng miệng
Nếu như bạn đang gặp phải các bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để trước khi niềng. Nhằm đảm bảo quá trình niềng răng khểnh diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị các bệnh lý răng miệng
- Bước 3: Vệ sinh răng, lấy dấu hàm
Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Sau đó tiến hành lấy dấu hàm gửi về Labo để thiết kế mắc cài phù hợp.
Vệ sinh răng, lấy dấu hàm
- Bước 4: Nhổ răng khểnh và gắn mắc cài
Một trong những nguy hại của răng khểnh đó là làm lệch khớp cắn, gây khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Do đó, khi niềng răng, bác sĩ phải tiến hành loại bỏ răng khểnh trước, sau đó mới gắn các khí cụ chỉnh nha lên răng.
Nhổ răng khểnh và gắn mắc cài
- Bước 5: Tái khám
Nhằm kiểm tra mức độ dịch chuyển của răng và điều chỉnh dây cung, bác sĩ sẽ hẹn tái khám 1 tháng/lần.
Tái khám
6. Niềng răng khểnh có đau không?
Niềng răng khểnh có đau không là thắc mắc của khá nhiều người. Thực tế, quá trình niềng răng sẽ đau nhức và khó chịu nhưng chỉ diễn ra theo từng giai đoạn.
Đầu tiên, sau khi nhổ răng, bạn sẽ thấy hơi sưng đau trong 1 – 2 ngày đầu. Sau đó cảm giác này sẽ biến mất nhanh chóng.
Khi nhổ răng bác sĩ sẽ tiêm tê nên bạn không phải lo lắng đau quá nhiều
Tiếp theo là lúc mới gắn các khí cụ niềng lên răng. Do chưa quen nên bạn cảm thấy bị vướng víu, khó chịu hoặc đau nhức khi ăn nhai. Một khi đã quen rồi, bạn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
Cuối cùng là mỗi lần phải kéo hoặc siết răng. Do bác sĩ phải siết dây cung để tạo lực kéo răng dịch chuyển, do đó bạn sẽ đau trong khoảng 5 – 7 ngày. Nhưng đừng lo lắng, chỉ cần ăn uống cẩn thận, hạn chế đồ cứng dai và vệ sinh răng nhẹ nhàng, bạn sẽ không thấy đau quá lâu.
7. Những lưu ý khi niềng răng khểnh
Những lưu ý khi niềng răng khểnh
- Trong quá trình niềng răng khểnh, bạn nên hạn chế các loại thức ăn cứng, dai hoặc các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, chocolate,… vì những thực phẩm này rất dễ dính vào mắc cài và rất khó làm sạch, gây nên các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
- Hạn chế ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi đây là giai đoạn răng khá yếu và dễ nhạy cảm khi phải chịu tác động từ lực kéo của dây cung.
- Ưu tiên sử dụng những thực phẩm mềm, loãng như soup, cháo, rau xanh và bổ sung thêm canxi để giúp răng chắc khỏe hơn.
Ăn đồ mềm, dễ nhai và bổ sung nhiều vitamin, canxi cho răng chắc khỏe
- Nên vệ sinh răng kỹ lưỡng và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo răng luôn chắc khỏe.
- Đến ngay nha khoa để gặp bác sĩ nếu như có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra. Không tự ý điều trị tại nhà, để không làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Do đó, trong quá trình niềng răng khểnh, bạn cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ về chế độ chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống, nhằm đem lại kết quả niềng răng tốt nhất.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh