Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng Là Gì? Có Đau Không?
Kiến thức niềng răng/chỉnh nha
19.10.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng Là Gì? Có Đau Không?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Trong quá trình niềng răng sẽ phải thực hiện một số kỹ thuật hỗ trợ, trong đó có nâng khớp cắn để giúp điều chỉnh những sai lệch về khớp cắn đạt hiệu quả tối ưu nhất. Vậy chính xác thì nâng khớp trong niềng răng cắn có tác dụng gì? Có đau hay không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nâng hàm (nâng khớp cắn) trong niềng răng là gì?

Một trong số những trường hợp niềng răng khó và phức tạp chính là bệnh nhân có cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, làm cho khớp cắn trở nên thiếu cân đối. Tình trạng sai lệch khớp cắn này gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, đồng thời ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai và giọng nói. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định chỉnh nha để thực hiện nắn chỉnh răng, đồng thời kết hợp với kỹ thuật nâng khớp cắn để đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài những khí cụ cơ bản như: Dây cung niềng răng, band niềng răng,… thì nâng hàm khi niềng răng là kỹ thuật sử dụng một số loại khí cụ đặc biệt như hàm nâng khớp, cục nâng khớp để đặt lên các vị trí răng hàm hoặc mặt sau răng cửa nhằm điều chỉnh hàm trên và hàm dưới về đúng khớp cắn chuẩn.

Ham-nang-khop-can-trong-nieng-rang

Hàm nâng khớp cắn trong niềng răng

Biện pháp này được thực hiện để:

  • Điều chỉnh khớp cắn trong các trường hợp khớp cắn sâu và khớp cắn chéo, tránh tổn thương đến răng niềng.
  • Hỗ trợ quá trình dịch chuyển của răng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2. Những trường hợp cần nâng hàm trong niềng răng và tác dụng

Nâng hàm khi niềng răng sẽ can thiệp vào xương hàm và giúp hàm trở nên cân đối hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào niềng răng cũng cần thực hiện kỹ thuật này. Dưới đây là một số tình trạng thường được bác sĩ chỉ định:

  • Khớp cắn sâu:

Đây là dạng sai khớp cắn gây mất cân đối trên khung hàm. Dấu hiệu nhận biết chính là răng hàm trên phủ ngoài răng hàm dưới, khiến cho hàm dưới nằm khuất sâu trong răng hàm trên. Rìa răng hoặc mặt nhai hàm dưới tiếp xúc ở đáy nướu mặt trong răng hàm trên. Răng hàm trên hạ xuống thấp tới nướu ngoài răng hàm dưới.

Khop-can-sau-gay-mat-can-doi-khuon-mat

Khớp cắn sâu gây mất cân đối khuôn mặt

  • Khớp cắn chéo:

Khớp cắn chéo cũng cần nâng hàm trong niềng răng. Sai lệch này khiến các nhóm răng mọc theo các phương khác nhau, không song song với phương thẳng đứng, làm mất cân đối và phá vỡ tính đối xứng trong khung hàm.

Cụ thể là hai kẽ răng cửa không nằm trên đường thẳng nối từ mũi đến cằm và trên một cung răng nhưng các răng bị chia thành nhiều nhóm xô lệch khác nhau, có nhóm lệch vào trong, nhóm lệch ra ngoài, gây mất cân xứng.

  •  Khớp cắn ngược:

Khi gặp tình trạng khớp cắn ngược, hàm dưới sẽ nằm lệch ra ngoài so với hàm trên gây mất thẩm mỹ. Để đảm bảo niềng răng thành công, bác sĩ cũng khuyến cáo nên nâng khớp cắn trong trường hợp này.

Khop-can-nguoc-con-goi-la-tinh-trang-mom

Khớp cắn ngược còn gọi là tình trạng móm

3. Tác dụng của nâng khớp cắn

Tùy vào đối tượng sử dụng mà nâng khớp cắn trong niềng răng sẽ đem lại những tác dụng khác nhau. Mục đích chính của kỹ thuật này là làm giảm áp lực của hàm dưới lên men răng và gọng niềng tránh làm hư hại khí cụ. Nhờ vậy, quá trình niềng răng sẽ diễn ra thuận lợi đúng như lộ trình điều trị đã lên từ trước.

  • Với tình trạng khớp cắn sâu, nâng khớp khi niềng răng sẽ giảm thiểu các tổn thương do rìa răng và mắc cài gây ra cho nướu.
  • Với khớp cắn chéo, nâng khớp cắn sẽ giúp điều chỉnh khớp cắn đạt chuẩn và hạn chế lệch lạc.
  • Với người mắc chứng nghiến răng, sử dụng hàm nâng khớp sẽ hạn chế tình trạng vô thức nghiến.

4. Nâng hàm trong niềng răng có đau không?

Có thể nói rằng nâng hàm khi niềng răng không hề dễ chịu một chút nào, đặc biệt trong những ngày đầu khi đeo cục nâng khớp. Bệnh nhân có thể thấy đau nhức, vướng cộm và gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai.

Tuy nhiên, cảm giác này sẽ mất dần sau vài ngày khi răng miệng đã dần quen với khí cụ nâng khớp. Lúc này, người bệnh có thể dễ dàng ăn uống và giao tiếp.

Ngoài ra, khi thực hiện nâng khớp niềng răng thì bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để tạo cảm giác thoải mái hơn như chườm lạnh, chườm nóng, sử dụng sáp niềng răng, massage nướu…

De-giam-dau-khi-nang-khop-can-benh-nhan-co-the-chuom-lanh-chuom-nong

Để giảm đau khi nâng khớp cắn, bệnh nhân có thể chườm lạnh, chườm nóng

Nâng khớp cắn trong niềng răng là một kỹ thuật khó và phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao cũng như có thiết bị, máy móc hiện đại hỗ trợ. Do đó, bệnh nhân cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín và chuyên sâu về niềng răng để có được kết quả điều trị thành công như mong muốn.

Trước và sau khi niềng răng có thay đổi gì không?
NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm