Vì Sao Răng Sứ Bị Hư Hỏng Sau Khi Bọc Răng Sứ?
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Răng sứ bị hư hỏng sau khi bọc do nhiều nguyên nhân: Do lực tác động, chăm sóc răng không đúng cách, kỹ thuật làm răng sứ kém chất lượng,…Trong nhiều trường hợp răng sứ bị hư được kiểm tra sớm thì có thể khắc phục. Nhưng đa phần bệnh nhân bắt buộc phải gắn lại răng sứ mới, thậm chí phải nhổ bỏ răng thật do đã tổn thương quá nhiều.
1. Tại sao răng sứ bị hư?
Khi trồng răng sứ, ai cũng mong muốn duy trì một hàm răng trắng đẹp và thời gian sử dụng bền lâu. Thông thường, tuổi thọ của răng sứ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: dòng răng sứ được lựa chọn, tay nghề của bác sĩ, cách chăm sóc răng sứ và các ảnh hưởng bên ngoài.
Trước khi gắn sứ, Bác sĩ luôn phải mài đi một phần răng thật để tạo trụ răng. Sau đó mới tiến hành bọc mão răng sứ bên ngoài. Thao tác này có sự tác động nhất định đến cấu trúc răng thật, khiến răng trở nên nhạy cảm, yếu và dễ tổn thương hơn.
Đồng thời, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cầu răng sứ cũng như răng thật phải chịu các tác động ngoại lực, lực ăn nhai và những yếu tố khác trong môi trường răng miệng. Tất cả những tác nhân này tác động theo thời gian, khiến răng sứ dễ bị hư tổn. Đây là điều kiện để vi khuẩn tấn công và gây nên các bệnh lý về răng miệng. Đặc biệt là các bệnh viêm nướu, viêm nha chu.
Răng sứ bị hỏng sau khi bọc
Bác sĩ thực hiện bọc sứ không đúng cách hay kỹ thuật viên chế tác răng sứ không chính xác cũng là nguyên nhân tác động đến độ bền của răng sứ. Khi răng sứ phục hình không tương thích với cùi răng thật, sai khớp cắn thì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dễ bị hư hỏng nhanh hơn.
Ngoài ra, việc chăm sóc răng sứ sai cách cũng có thể làm suy giảm tuổi thọ của răng sứ. Răng sau khi bọc sứ không nên ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đồ dai, cứng. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhẹ nhàng và đúng cách.
2. Những trường hợp hư hại răng sau khi bọc sứ
Răng sứ bị hư hại là điều mà không ai mong muốn, nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp răng sứ bị hư do các nguyên nhân như: Tay nghề bác sĩ kém lắp sứ không đúng kỹ thuật, chế tác răng không đúng kích cỡ, phôi sứ kém chất lượng,… Nếu gặp một trong các biến chứng sau, bạn cần đến ngay nha khoa để các Bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng giải quyết cụ thể.
2.1 Làm răng sứ bị tụt lợi
Một trong những trường hợp bọc răng sứ bị hư chính là răng sứ bị tụt lợi (hở nướu). Đã có rất nhiều bệnh nhân đến nha khoa I-DENT trong tình trạng răng bị tụt lợi và hở nướu nặng. Đây là hiện tượng răng sứ bị tụt xuống dưới, thường xảy ra với hàm trên, tạo nên một kẽ hở giữa nướu và răng gây mất thẩm mỹ. Đôi khi bạn có thể còn nhìn thấy cả cùi răng thật bên trong.
2.2 Răng sứ bị nứt, mẻ
Đây là tình trạng trên bề mặt răng sứ xuất hiện những vết nứt hoặc bị mẻ một phần nào đó. Nguyên nhân chủ yếu khiến răng sứ bị nứt là do thường xuyên chịu lực tác động lớn lên bề mặt sứ, dẫn tới tổn thương. Các vết nứt sẽ ngày càng lớn nếu không được xử lý kịp thời. Từ đó làm gãy vỡ răng sứ, gây đau đớn và hư tổn cả răng thật bên trong.
Răng sứ bị nứt, mẻ
2.3 Răng sứ bị sâu
Trong quá trình bọc răng sứ, nếu bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật sẽ tạo ra kẽ hở giữa răng thật và mão răng sứ. Đây là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn sâu răng. Vi khuẩn tấn công và phá hoại răng thật từ bên trong, gây viêm nhiễm. Nặng hơn nữa là tình trạng nhiễm trùng chân răng, hoại tử tủy.
Khi gặp bất cứ tổn thương nào về răng sứ, bạn cần liên hệ ngay với nha khoa đã điều trị cho bạn, để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong một vài trường hợp bác sĩ điều trị của bạn có những dấu hiệu lảng tránh, không quan tâm hoặc thiếu kỹ năng chuyên môn, thì nên lựa chọn những nha khoa uy tín khác để thăm khám, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn.
Răng sứ bị sâu
3. Răng sứ bị hư có làm lại được không?
Bọc răng sứ có thay được không? Răng sứ một khi đã bị hư hỏng thị việc trám hay hàn gắn lại là không được và không có hiệu quả. Chỉ trong trường hợp bạn vừa thực hiện bọc răng sứ, do lỗi của vật liệu dán khiến răng sứ bị rơi ra ngoài, nếu răng còn nguyên vẹn thì bác sĩ sẽ vệ sinh và gắn lại một lần nữa.
Còn lại các trường hợp khác, khi răng sứ bị hư hỏng đều phải làm lại răng sứ mới để thay thế. Nếu răng thật bị tổn thương nặng, thì không thể bọc răng sứ lại và phải tìm phương pháp phục hình khác thích hợp.
3.1 Quá trình tháo răng sứ làm lại có đau không?
Tháo răng sứ làm lại là một kỹ thuật nha khoa đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Chính vì thế, nếu như ai vẫn còn phân vân, liệu làm lại răng sứ có đau không thì có thể hoàn toàn yên tâm. Bởi trong quá trình thực hiện tháo bỏ răng sứ đã cũ và lắp răng sứ mới vào, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng điều trị. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy ê buốt hay đau nhức.
Bác sĩ tiến hành tiêm tê trước khi làm lại răng sứ
Ngoài ra, nếu như bạn lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các nha khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao thì quá trình này sẽ diễn ra khá nhanh chóng và an toàn.
3.2. Quy trình làm lại răng sứ được thực hiện như thế nào?
Quy trình làm lại răng sứ cũng giống như làm răng sứ mới, chỉ khác ở chỗ, bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ cũ ra và tiến hành gắn mão răng sứ mới vào.
Quy trình gắn răng sứ tiêu chuẩn tại nha khoa I-DENT gồm các bước sau:
- Khám tổng quát và kiểm tra tình trạng sức khỏe.
- Tiến hành gây tê vùng điều trị, mài cùi răng, kiểm tra khớp cắn.
- Lấy dấu răng gửi về phòng Labo tại nha khoa.
- Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra, so sánh và tiến hành gắn răng sứ cố định.
Quy trình làm lại răng sứ
3.3. Cần lưu ý những gì sau khi làm lại răng sứ?
Về chế độ ăn uống
- Hạn chế các thực phẩm cứng, dai để không làm tổn thương đến răng sứ.
- Hạn chế các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, bởi vì răng sau khi bọc răng sứ sẽ khá nhạy cảm và dễ bị ê buốt với những thực phẩm nóng, lạnh.
Hạn chế thực phẩm cứng, dai, quá nóng và quá lạnh
- Hạn chế các loại thức uống đậm màu như: trà, cà phê, các loại nước ngọt có gas… để đảm bảo răng sứ luôn trắng, sáng.
- Ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, trứng, sữa để giúp răng chắc, khỏe hơn.
Sử dụng các nhóm thực phẩm giàu canxi giúp răng chắc, khỏe
Về chế độ chăm sóc răng miệng
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải có đầu lông mềm, kết hợp với nước súc miệng và máy tăm nước để lấy sạch các mảng bám còn sót lại trong khoang miệng.
- Khám răng định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng và có thể xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.
Tái khám răng định kỳ
Qua đây có thể thấy, quá trình bọc lại răng sứ có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ chuyên môn của bác sĩ, trang thiết bị hỗ trợ và tình hình sức khỏe, cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy, bạn nên đến các nha khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra trước khi tiến hành làm lại răng sứ.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh