Bị Hô Hàm Trên Có Niềng Răng Được Không? Phương Pháp Nào Phù Hợp?
Kiến thức niềng răng/chỉnh nha
10.11.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Bị Hô Hàm Trên Có Niềng Răng Được Không? Phương Pháp Nào Phù Hợp?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Răng bị hô hàm trên là tình trạng rất hay gặp, ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt. Điều này khiến nhiều người mất đi sự tự tin về ngoại hình và trong giao tiếp hàng ngày. Vì thế, giải pháp niềng răng hô hàm được nhiều người lựa chọn để khắc phục khuyết điểm của nụ cười.

1. Hô hàm trên là như thế nào?

Hô hàm là khi hàm trên hoặc cả hai hàm phát triển quá mức, tạo ra sự sai lệch trong cấu trúc cắn nha và làm cho khuôn mặt trở nên không đồng đều.

Răng hô hàm thường dễ nhận biết với các dấu hiệu như lợi hở, răng cửa bị lồi ra phía trước, và sự thụt ra của miệng. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể không thể đóng môi hoàn toàn ngay cả khi môi đã thả lỏng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm mất tự tin, khiến người bệnh cảm thấy ngại cười và giao tiếp với người khác.

Trái với hô hàm, hô răng là khi răng mọc sai lệch hoặc đưa ra ngoài so với hàm. Do đó, hô hàm thường phức tạp hơn và yêu cầu thời gian điều trị kéo dài hơn hô răng.

Sự khác biệt giữa hô hàm và hô răng

Sự khác biệt giữa hô hàm và hô răng

Răng sau khi niềng có bị chạy lại không?

2. Nguyên nhân hàm trên bị hô

Hàm trên bị hô có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Di truyền: Di truyền chính là yếu tố chính dẫn đến răng hàm trên bị hô.
  • Kích thước răng và hàm không phù hợp: Khi răng trên quá to hoặc hàm trên quá nhỏ so với răng dưới, tình trạng hô hàm có thể xảy ra.
  • Sự phát triển không đồng đều của răng: Một số răng ở hàm trên có thể phát triển nhanh hơn so với các răng khác, dẫn đến tình trạng hô hàm.
  • Sự mất răng: Nếu một hoặc một số răng bị mất, răng còn lại có thể di chuyển và dẫn đến tình trạng hô hàm.
  • Tác động từ chấn thương: Chấn thương vào vùng miệng hoặc hàm trên có thể gây ra tình trạng hô hàm.
  • Sự phát triển không đúng của xương hàm: Khi xương hàm trên không phát triển đúng cách trong quá trình trẻ em phát triển, có thể dẫn đến hô hàm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng hô hàm trên sẽ khác nhau ở mỗi người. Việc xác định nguyên nhân chính xác của hô hàm thường đòi hỏi sự khám nghiệm và tư vấn từ bác sĩ nha khoa hoặc chuyên gia chẩn đoán hàm mặt.

Hô răng hàm trên do yếu tố di truyền

Hô răng hàm trên do yếu tố di truyền

Niềng răng tại nhà có mang lại hiệu quả

3. Bị hô hàm trên có niềng răng được không?

Hô hàm trên có niềng răng được không? Trường hợp răng bị hô hàm trên liên quan đến cấu trúc xương thì niềng răng vẫn cho hiệu quả với các trường hợp hô không quá nặng. Do đó, nếu răng bị hô hàm trên mà được niêng từ giai đoạn 6-12 tuổi thì hiệu quả sẽ rất cao, thậm chí là có thể khắc phục được hoàn toàn.

Niềng răng hô hàm trên là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để gắn cố định vào răng. Sau đó hàng tháng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng để điều chỉnh mắc cài, sao cho những chiếc răng sai lệch về đúng vị trí mong muốn. Bởi vì tính an toàn nên bác sĩ sẽ canh chỉnh cho răng dịch chuyển từng chút chỉ từ 0.5 – 1mm. 

Chính vì thế, thời gian niềng răng hô khá lâu, từ 1 – 2 năm. Nếu muốn có một hàm răng đều đẹp, bắt buộc phải theo đúng lộ trình trọn vẹn của quá trình niềng răng. Tức là chỉ được tháo khí cụ khi quá trình điều trị chấm dứt. Trong trường hợp người niềng răng tháo khí cụ khi chưa được bác sĩ chỉ định, hoặc không đến nha khoa để chỉnh mắc cài thường xuyên, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả niềng răng. Bạn cũng không nên quá nôn nóng rút ngắn thời gian chỉnh nha, bởi nếu sử dụng lực kéo quá lớn và liên tục, răng rất dễ bị lung lay thậm chí là rụng cả răng thật. 

Vì vậy để có quá trình chỉnh nha hàm trên bị hô an toàn và thẩm mỹ, bạn cần tìm đến những nha khoa chất lượng và uy tín. Bởi tại đây sẽ có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể chẩn đoán chính xác và tiên lượng trước những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Niềng răng hô hàm trên

Niềng răng hô hàm trên

4. Các loại niềng răng hô hàm trên

Niềng răng hô hàm trên có rất nhiều loại. Tùy thuộc vào tình trạng răng, nhu cầu, điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn một trong các loại niềng răng sau đây:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Loại niềng răng cố định bao gồm dây cung và mắc cài được gắn vào răng. Hàng tháng bạn cần đến bác sĩ để tiến hành điều chỉnh, dịch chuyển các răng. Niềng răng cố định là phương pháp điều trị phổ biến cho hô hàm trên.
  • Niềng răng trong suốt (Invisalign): Đây là một loại niềng răng trong suốt và đạt độ thẩm mỹ cao khi sử dụng. Mỗi khách hàng sẽ được chế tác một bộ gồm 30 – 40 khay niềng trong suốt tương ứng với từng giai đoạn điều chỉnh răng. Loại niềng răng Invisalign thích hợp cho những người muốn sự kín đáo trong quá trình điều trị.
  • Niềng răng mắc cài trong: Loại niềng răng này được gắn phía sau của răng, nên không thấy bên ngoài. Điều này giúp duy trì thẩm mỹ khi điều trị hô hàm.

Việc lựa chọn loại niềng răng phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng cá nhân của bệnh nhân và sự tư vấn của bác sĩ nha khoa hoặc chuyên gia điều trị.

Niềng răng hàm trên bằng mắc cài kim loại

Niềng răng hàm trên bằng mắc cài kim loại

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm