Làm Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không?
Kiến thức răng sứ
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Làm Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không là nỗi lo lắng của rất nhiều bệnh nhân. Bởi thực tế, tình trạng hôi miệng sau khi bọc sứ khá phổ biến, làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết sau đây.

1. Bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Để giải đáp về vấn đề bọc răng sứ có bị hôi miệng không, các chuyên gia cho biết trong quá trình thực hiện kỹ thuật này nếu đảm bảo đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, đảm bảo chuẩn xác và được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề với các thiết bị hiện đại thì hoàn toàn không gây hôi miệng.

Lắp răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ lâu đời và rất phổ biến, giúp khắc phục hiệu quả nhiều khiếm khuyết trên răng như: răng đổi màu ố vàng, răng mọc lệch lạc, răng hô móm, răng thưa, hở kẽ, mòn men răng…

Phương án này được thực hiện khá nhanh chóng, chỉ sau  2 – 3 lần hẹn, bác sĩ đã hoàn thiện cả quá trình mài răng và gắn sứ cố định. Sau khi làm răng sứ, mọi chức năng của răng miệng đều không bị ảnh hưởng và hoạt động như bình thường.

Theo giải đáp từ Bác sĩ CKI Mai Hồng Thái (Chuyên gia răng sứ – Nha khoa I-DENT), nếu đảm bảo được 04 yếu tố chính sau: đúng chỉ định – đúng kỹ thuật – chất lượng sứ đảm bảo và vệ sinh răng đúng cách, thì người bệnh không cần lo lắng sẽ xảy ra tình trạng hôi miệng sau khi trồng răng sứ. Đồng thời, tuổi thọ răng sứ còn rất bền lâu.

Vì vậy, nếu muốn làm răng sứ không bị hôi, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn đúng nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, trang thiết bị hiện đại và sử dụng răng sứ chất lượng.

Mùi hơi thở khó chịu sau khi bọc sứ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Mùi hơi thở khó chịu sau khi trồng răng sứ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc mà ai cũng nên biết

2. Tại sao bọc răng sứ bị hôi miệng?

Tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, mão sứ lắp không khít, vật liệu sứ kém chất lượng, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc do răng sứ bị tác động mạnh dẫn đến nứt mẻ,… tạo điều kiện cho mảng bám vi khuẩn tích tụ gây mùi hôi miệng.

2.1 Bọc răng sứ không đúng kỹ thuật

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề kém hoặc không có sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại, khiến cho mão răng sứ không được chế tác và lắp đặt chính xác, tạo ra khe hở với răng thật, thức ăn và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập, gây hôi miệng và các vấn đề khác.

2.2 Răng sứ kém chất lượng

Răng sứ giá rẻ, chất lượng thấp không đảm bảo độ khít sát với cùi răng hoặc có bề mặt không đủ nhẵn bóng, không kháng khuẩn tốt, sẽ dễ gây mùi sau thời gian ngắn sử dụng.

Ngoài ra, với những dòng răng sứ kim loại (nhất là sứ kim loại thường) sau một thời gian sử dụng có thể bị oxy hóa trong môi trường miệng, khiến răng sứ kim loại bị biến chất, gây kích ứng nướu răng và tạo ra mùi hôi khó chịu.

bọc răng sứ bị hôi miệng

Răng sứ kim loại bị oxy hóa gây mùi hôi miệng

Cảm giác sau khi bọc răng sứ thường xảy ra mà bạn nên biết

2.3 Mão sứ bị nứt, vỡ

Mão sứ bị tổn thương do ăn nhai vật cứng, va đập mạnh hoặc do vật liệu sứ kém chất lượng sẽ tạo ra các vết nứt hoặc kẽ hở. Các vị trí nứt vỡ là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và trú ẩn, gây mùi hôi miệng.

2.4 Vệ sinh răng miệng kém

Sau khi bọc sứ, việc vệ sinh răng miệng cần được chú trọng hơn, đặc biệt là ở vùng tiếp giáp giữa mão sứ và nướu. Nếu không chải răng kỹ, không dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng và đường viền nướu, đặc biệt là xung quanh mão răng sứ, vụn thức ăn và mảng bám sẽ tích tụ, vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn này gây mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

cách trị hôi miệng khi bọc răng sứ

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu gây mùi hôi miệng

2.5 Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để trước khi bọc sứ

Nếu trước khi bọc sứ, bạn đang gặp các vấn đề như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… mà không được nha sĩ điều trị dứt điểm, thì sau khi bọc sứ, tình trạng này có thể tiếp tục tiến triển âm thầm bên dưới mão sứ, gây viêm nhiễm và mùi hôi.

2.6 Bệnh lý khác

Nếu người dùng mắc các bệnh lý như khô miệng, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản (GERD),… thì hoàn toàn có khả năng bị hôi miệng sau khi bọc răng sứ. Những bệnh lý này ảnh hưởng đến môi trường miệng, làm tăng nguy cơ hôi miệng và việc bọc răng sứ có thể làm tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn nếu không điều trị các bệnh lý nền kịp thời.

3. Cách trị hôi miệng khi bọc răng sứ như thế nào?

Để khắc phục tình trạng trồng răng sứ bị hôi miệng hiệu quả, tốt nhất bệnh nhân nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám trực tiếp và xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể:

  • Nếu do bọc sứ sai kỹ thuật, bác sĩ sẽ điều chỉnh hoặc làm lại răng sứ mới để đảm bảo không có kẽ hở cho thức ăn bám vào.
  • Nếu mão sứ kém chất lượng hoặc răng sứ kim loại bị oxy hóa, khiến viền nướu bị đen và gây ra mùi hôi. Bác sĩ sẽ thay thế bằng răng sứ toàn sứ có khả năng tương thích sinh học cao hơn, không gây kích ứng và không bị oxy hóa theo thời gian.
  • Nếu nguyên nhân hôi miệng là do viêm nướu, viêm nha chu. Nha sĩ sẽ điều trị viêm bằng cách cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám, làm sạch túi nha chu, kê đơn thuốc kháng viêm và hướng dẫn chăm sóc sau điều trị.
  • Trường hợp hôi miệng do sâu răng, viêm tủy tái phát dưới mão sứ, bắt buộc phải tháo mão sứ cũ để loại bỏ hoàn toàn phần mô răng bị sâu, điều trị tủy lại, sau đó phục hình lại mão sứ mới.
  • Đối với những bệnh nhân bị hôi miệng do không vệ sinh răng miệng đúng cách. Nha sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
chân răng sứ bị hôi

Nên thay răng sứ kim loại bằng răng toàn sứ để đảm bảo an toàn

4. Phòng ngừa tình trạng làm răng sứ bị hôi miệng

Để phòng ngừa tình trạng làm răng sứ bị hôi miệng, cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Đảm bảo nha sĩ có tay nghề cao, quy trình thực hiện chuẩn xác từ khâu thăm khám, mài răng, lấy dấu đến gắn mão sứ.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, đặc biệt chú ý vùng viền nướu quanh mão sứ. Kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước hằng ngày để làm sạch kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để hỗ trợ giảm vi khuẩn gây mùi, nên chọn loại không chứa cồn để tránh khô miệng.
  • Kiểm tra răng định kỳ: Khám răng định kỳ 1-2 lần/năm để nha sĩ kiểm tra tình trạng mão sứ, độ khít sát, sức khỏe nướu và cùi răng bên dưới, cũng như kiểm tra tổng quát răng miệng để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề có thể dẫn đến hôi miệng.
  • Xử lý sớm các vấn đề: Nếu phát hiện mão sứ bị hở, lung lay, nứt vỡ hoặc có dấu hiệu viêm nướu, hôi miệng, cần đến gặp nha sĩ ngay để kiểm tra và xử lý kịp thời. Có thể cần phải làm lại mão sứ mới nếu bị lỗi kỹ thuật.

Bài viết đã giải đáp cho bạn chi tiết về vấn đề “bọc răng sứ có bị hôi miệng không” và giải pháp khắc phục, phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ hoặc đến trực tiếp nha khoa I-Dent để được đội ngũ bác sĩ CKI của chúng tôi tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng bạn trên hành trình sở hữu nụ cười khỏe đẹp, tự tin cùng hơi thở thơm mát.

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm