Tráng Men Răng Là Gì? Có Nên Thực Hiện Không?
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Tráng men răng là kỹ thuật nha khoa hiện đại giúp cải thiện độ chắc khỏe cho men răng và mang đến màu sắc trắng sáng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định mà khách hàng cần biết, để cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
1. Tráng men răng là gì?
Men răng là bộ phận vô cùng cứng chắc bao bọc bên ngoài mỗi chiếc răng. Nó giữ vai trò bảo vệ ngà răng, tủy răng và ngăn cản tác động của nhiệt độ hoặc axit từ thức ăn, khiến cho răng không bị đau nhức, ê buốt.
Tuy nhiên, lớp men răng vẫn có thể bị mòn theo thời gian do thói quen ăn uống và chăm sóc răng không đúng cách. Một khi men răng đã bị tổn thương thì hoàn toàn không thể tự phục hồi lại được. Vì vậy, kỹ thuật tráng men răng đã ra đời để khắc phục tình trạng này.
Tráng men răng sử dụng lớp men nhân tạo để củng cố răng chắc khỏe
Bác sĩ tiến hành tráng một lớp men nhân tạo được làm từ hydroxyapatite (hay còn gọi là canxi photphat) bao phủ lên mặt ngoài của răng. Với mục đích là che đi các khuyết điểm của lớp men cũ, tái tạo lại cấu trúc răng do bị mòn và mất khoáng men răng. Đồng thời để bảo vệ răng và cải thiện thẩm mỹ cho răng đều màu, trắng sáng hơn.
2. Những ưu và nhược điểm của tráng men răng
2.1 Ưu điểm của tráng men răng
Tráng men răng dùng lớp men nhân tạo để tái tạo, bồi đắp và củng cố men răng thật bị hư hại. Từ đó mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Phòng ngừa sâu răng và mất khoáng
Sự kết hợp giữa kỹ thuật tráng men răng và công nghệ tái khoáng bổ sung thêm thành phần florua, giúp men răng được tái tạo lại hoàn toàn cũng như không bị mất khoáng. Từ đó hình thành lớp bảo vệ cứng chắc và ngăn chặn được sự tấn công của vi khuẩn sâu răng.
- Ngăn cản axit, vi khuẩn tiếp xúc với ngà răng
Với lớp men răng nhân tạo thay thế men răng cũ và trở thành lớp bảo vệ gia cường, sẽ ngăn chặn được những tác nhân có hại như thực phẩm, axit, vi khuẩn… xâm nhập, gây hại đến ngà răng.
Tráng men răng giúp bảo vệ răng khỏi sâu và cải thiện màu sắc răng
- Khôi phục lại màu răng
Màu sắc của vật liệu phủ men răng có màu trắng ngà tương tự màu răng thật, nên thích hợp để cải thiện tình trạng xỉn màu, ố vàng răng.
- Cải thiện các vấn đề nha khoa:
Tráng men răng có thể cải thiện một số vấn đề nha khoa thường gặp như mòn men răng và thiểu sản men răng. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ phòng ngừa các bệnh răng miệng như sâu răng, mòn men, răng nhạy cảm… giúp răng duy trì được độ chắc khỏe và kéo dài tuổi thọ.
2.2 Nhược điểm của tráng men răng
Bên cạnh những ưu điểm thì tráng men răng vẫn có những nhược điểm mà khách hàng cần biết như sau:
- Độ bền không cao:
Lớp men răng nhân tạo không có độ bền cao và sẽ bị bào mòn theo thời gian, nên phải thực hiện lại sau khoảng 6 tháng.
- Lớp tráng dễ xỉn màu:
Vật liệu để tráng men răng gần giống với composite, chúng có chung đặc tính là dễ bị xỉn màu sau một thời gian sử dụng.
Lớp men răng nhân tạo dễ bị nhiễm màu
- Không có tác dụng với răng nhiễm màu nặng:
Với các răng ố vàng lâu năm hay nhiễm màu kháng sinh thì phương án này sẽ không giúp răng trắng sáng hơn. Đồng thời, độ bền cũng thấp hơn.
- Lớp tráng men không tốt cho dạ dày:
Nếu lớp tráng chẳng may bị nứt vỡ thì rất khó phát hiện và dễ nuốt luôn vào trong bụng. Lúc này dạ dày phải hoạt động nhiều hơn do vật liệu này rất khó để tiêu hóa, điều này có thể gây đau dạ dày, loét dạ dày…
3. Có nên tráng men răng không?
Việc nên hay không nên thực hiện một phương án thẩm mỹ răng nào, đều phải được tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn. Đối với kỹ thuật tráng men răng cũng vậy.
Nếu sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng răng phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho khách hàng thực hiện tráng răng. Hoặc nếu không, bác sĩ sẽ tư vấn phương án khác tối ưu hơn.
Theo chia sẻ từ bác sĩ, những trường hợp có thể tráng men răng như sau:
- Mòn men răng do nhiều nguyên nhân hoặc thiểu sản men răng bẩm sinh.
- Răng ố vàng, xỉn màu nhẹ do thực phẩm.
- Răng nhạy cảm, hay bị ê buốt, đau nhức.
Ngoài ra, những trường hợp muốn cải thiện độ cứng chắc cho răng thì có thể thực hiện phương án này.
Tráng men răng là giải pháp cho những người bị mòn men răng
4. Quy trình tráng men răng như thế nào?
Tráng men răng có kỹ thuật thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng. Với 04 bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ làm sạch và chuẩn bị bề mặt răng ở những vị trí cần tráng men.
- Bước 2: Tiến hành phủ men răng nhân tạo lên từng bề mặt răng.
- Bước 3: Bác sĩ sửa soạn lại lớp men răng nhân tạo để đảm bảo bề mặt láng mịn, bằng phẳng và không bị cộm, cấn khi ăn uống.
- Bước 4: Cuối cùng, bác sĩ chiếu đèn laser để làm cứng lớp men nhân tạo và giúp bám chắc hơn vào răng thật.
Sau khi tráng men răng, khách hàng nên tránh ăn uống và đánh răng trong khoảng 2 – 3 giờ. Ngoài ra, nên hạn chế dùng thức ăn quá nóng, quá lạnh, thực phẩm khô, cứng… để giữ lớp men răng nhân tạo được lâu dài.
Quy trình tráng men răng khá đơn giản và không phải chăm sóc quá kỹ sau khi thực hiện
5. Tráng men răng bao nhiêu tiền?
Tráng men răng bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Hiện nay, tại các nha khoa có thực hiện phương án này, chi phí sẽ dao động khoảng 200.000 – 500.000 đồng/răng. Nhìn chung, đây là mức giá tương đối hợp lý và phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng.
Tráng men răng là phương pháp khá an toàn và nhanh chóng để khắc phục được tình trạng mòn men răng, răng nhạy cảm. Tuy nhiên, hiện tại có khá ít nha khoa thực hiện phương án này, nên khách hàng cần tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn đúng phòng khám uy tín, đáng tin cậy.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh