Răng Sứ Bị Mẻ Phải Làm Sao? Cách Phòng Tránh Như Thế Nào?
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
1. Răng sứ bị mẻ có trám (hàn) được không?
Bọc răng sứ là phương án giúp cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng khá an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng không thể tránh khỏi tình trạng răng sứ bị nứt, mẻ, vỡ,…
Thông thường, khi răng thật nứt vỡ thì trám răng sứ là phương án đơn giản nhất để khôi phục. Tùy theo tình trạng và vị trí răng, những vật liệu như Amalgam, Composite,… được sử dụng để trám răng.
Vì vậy răng sứ bị mẻ có trám được không? là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm. Một khi răng sứ trong miệng đã bị mẻ vỡ rồi, thì không trám lại được do vật liệu trám không có khả năng kết nối với răng sứ một cách bền chắc. Đồng thời, do răng sứ được chế tác từ khối sứ riêng biệt nên không thể đắp thêm chất liệu sứ khác vào được.
Răng sứ bị vỡ có hàn được không?
2. Răng sứ bị mẻ phải làm sao?
Răng sứ bị mẻ phải làm sao? Một khi răng sứ trong miệng đã bị mẻ vỡ rồi, thì không trám lại được, lúc đó bạn cần bọc lại răng sứ mới. Bác sĩ sẽ tháo bỏ răng sứ cũ và thay bằng răng sứ mới. Nếu vết mẻ rất nhỏ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bác sĩ có thể mài lại chỗ mẻ cho láng và đánh bóng, khi đó, bạn không cần phải bọc lại răng sứ.
Răng sứ có cấu tạo gồm 1 lớp sườn, bên ngoài phủ 1 lớp sứ. Lớp sứ này khá bền do phải trải qua môi trường chân không có nhiệt độ cao và áp suất lớn. Bởi vậy mới chịu được sức ăn nhai khá lớn của mỗi người. Dù răng sứ bền nhưng nếu tác động lực quá mạnh sẽ dễ làm cho răng sứ bị mẻ, vỡ,…
Nên nhiều trường hợp do ăn nhai thức ăn quá cứng hoặc chấn thương do tai nạn thì răng sứ sẽ bị mẻ, nứt,… Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này đó là lấy răng sứ đã bị mẻ ra và bọc lại răng sứ mới. Chỉ có như vậy thì răng mới khôi phục lại hình dáng và chức năng giống ban đầu.
Răng sứ bị mẻ cần loại bỏ và thay mão sứ mới
Khi răng nứt, mẻ và có nguy cơ vỡ ra thì bạn nên kiểm tra quanh răng sứ để loại bỏ những mảnh vỡ (nếu có), tránh tình trạng nuốt phải mảnh răng sứ. Sau đó, nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để có hướng xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.
3. Cách phòng tránh răng sứ bị mẻ
Răng sứ bị mẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là ăn nhai vật cứng nên mới dẫn đến tình trạng như vậy. Bạn cần tránh cắn thức ăn quá cứng như xương, vỏ hải sản,… hoặc bật nắp bia, nhai đá…
Không ăn nhai thức ăn quá cứng để phòng tránh răng sứ bị mẻ
Tật nghiến răng khi ngủ cũng là một trong những nguyên do làm cho răng sứ không giữ được hình dáng ban đầu. Thế nên, bạn có thể đeo máng chống nghiến hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
Bên cạnh đó, nếu bạn chăm sóc răng sứ không tốt thì răng sứ cũng dễ bị mòn, dẫn đến nứt vỡ. Do vậy, bạn phải chải răng từ trên xuống, không chải ngang để tránh bị mòn cổ chân răng. Nên chọn bàn chải mềm để không làm tổn thương lớn đến răng sứ.
Những trường hợp trên có thể đoán trước và phòng ngừa, nhưng nếu tai nạn đến bất ngờ thì không ai tránh khỏi. Để giảm mức độ nứt, mẻ vì tai nạn, bạn cần chọn nha khoa bọc sứ uy tín và loại răng sứ có chất lượng tốt nhất trong khả năng của mình.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh