Trám Răng Có Đau Không? Quy Trình Trám Răng Tại I-DENT
Kiến thức tổng hợp
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Trám Răng Có Đau Không? Quy Trình Trám Răng Tại I-DENT

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

1. Trám răng có đau không?

Trám răng hay còn gọi là hàn răng, được xem là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản với thời gian thực hiện tương đối nhanh chóng, nhằm giúp cho răng gặp các tình trạng như bị sâu, bị thưa, bị sứt mẻ, mòn cổ chân răng,… được điều trị và phục hồi lại hình dáng giống như ban đầu, từ đó giúp khôi phục lại tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.

Dù vậy, nhiều người vẫn có tâm lý e ngại và lo lắng liệu việc thực hiện trám răng có đau không?

trám răng có đau không

Trám răng có đau không

Trên thực tế, quá trình trám (hàn răng) có đau không còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh lý của răng, tay nghề bác sĩ, chất liệu trám hay cơ địa của mỗi người,… Nếu như bạn lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, sử dụng vật liệu trám chất lượng và được thực hiện trám răng bởi bác sĩ có tay nghề tốt, máy móc hỗ trợ hiện đại thì sẽ giúp quá trình trám răng diễn ra thuận lợi và hầu như là không cảm thấy đau nhức hay khó chịu.

Ngược lại, mặc dù kỹ thuật trám răng thẩm mỹ khá đơn giản nhưng nếu bạn thực hiện trám răng ở địa chỉ nha khoa kém chất lượng, bác sĩ thao tác sai,… thì vẫn có thể xảy ra tình trạng bị đau nhức, kích ứng hoặc gây ra những biến chứng khác cho răng trám và cả những răng bên cạnh.

Trường hợp răng bị sâu nặng hoặc răng bị sứt mẻ lớn đã ảnh hưởng đến vùng tủy thì sẽ cần phải điều trị tủy trước khi tiến hành trám răng. Khi điều trị tủy, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi ê buốt hay khó chịu, tuy nhiên nha sĩ sẽ tiêm tê cục bộ để đảm bảo hạn chế tối đa cảm giác đau nhức trong suốt quá trình điều trị.

Nhờ có những tiến bộ trong kỹ thuật nha khoa và thuốc gây tê, người bệnh không còn phải lo lắng cảm giác đau nhức khi thực hiện trám răng, vì bất kỳ cơn đau hay sự khó chịu nào đều sẽ được giảm thiểu đáng kể và nằm trong ngưỡng mà bệnh nhân hoàn toàn có thể chịu được.

2. Quy trình trám răng tại Nha khoa I-DENT 

Trám răng tại Nha khoa I-DENT được tiến hành theo 4 bước chính bao gồm: Thăm khám và tư vấn; Gây tê, vệ sinh chỗ cần trám; Tiến hành trám răng; Chỉnh sửa lại chỗ trám.

Quy trình trám răng tại Nha khoa I-DENT

Quy trình trám răng tại Nha khoa I-DENT

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng, chụp phim X – quang để xác định số lượng răng cần trám, kích  thước to nhỏ của xoang trám. Dựa vào đó để tư vấn cho bạn phương pháp cũng như loại vật liệu trám tốt nhất.

  • Bước 2: Gây tê, vệ sinh chỗ cần trám

Để không bị đau trong suốt quá trình trám, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành tram rang. Nếu bị sâu răng, chỗ sâu sẽ được cạo sạch bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời loại bỏ vụn thức ăn, cao răng.

  • Bước 3: Tiến hành trám răng

Hoàn thành bước 2, bác sĩ sẽ tiến hành đổ vật liệu trám vào khoang trám. Dùng đèn chiếu laser khoảng 40 giây để vật liệu trám dần đông cứng lại thông qua phản ứng quang trùng hợp.

  • Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám

Sau khi trám răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám, loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa. Cuối cùng, bề mặt trám cũng được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm khó chịu, đảm bảo tính thẩm mỹ hơn.

3. Sau khi trám răng nên làm gì?

Sau khi trám răng nên ăn gì, bạn nên thực hiện theo những điều dưới đây để sử dụng răng trám lâu dài nhất.

  • Nghỉ ngơi và không ăn uống sau khi trám răng trong vòng khoảng 2 giờ để vật liệu trám có thời gian khô và cứng lại.
  • Khi hết thuốc tê, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt sau khi trám răng, nhiều trường hợp khác răng trám bị nhức,… thì nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau nhức và ê buốt sau khi trám răng

Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau nhức và ê buốt sau khi trám răng

  • Đối với những trường hợp trám răng thẩm mỹ, nên hạn chế ăn uống các loại thực phẩm có màu như trà, cà phê, nước ngọt,… để tránh cho răng bị xỉn màu.
  • Ăn uống sau khi trám răng cũng cần chú ý kỹ. Không sử dụng thức ăn quá cứng, dai,… để miếng trám không bị bong tróc. Ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt để không tác động nhiều vào răng.
  • Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn khoảng 30 phút. Nên dùng kem đánh răng có chứa Fluor để răng chắc khỏe hơn.
  • Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ triệt để vi khuẩn.
Trám răng thẩm mỹ là gì? Vì sao được nhiều người ưa chuộng?
I-DENT- PHÒNG KHÁM NHA KHOA SỐ 1 TP. HỒ CHÍ MINH
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm