Vì Sao Mọc Răng Khểnh? Nên Hay Không Loại Bỏ Răng Khểnh
Kiến thức tổng hợp
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Vì Sao Mọc Răng Khểnh? Nên Hay Không Loại Bỏ Răng Khểnh

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

1. Tại sao lại có răng khểnh?

Tại sao lại mọc răng khểnh? là thắc mắc của nhiều người. Răng khểnh được tạo nên với nhiều lý do khác nhau, tự nhiên cũng có và nhân tạo cũng có. Những nguyên nhân mọc răng khểnh tự nhiên có thể kể đến như do di truyền từ bố mẹ, thói quen xấu lúc nhỏ, do các răng chen lấn nhau khi mọc. Hoặc cũng có thể kể đến nhiều trường hợp nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ nha khoa để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ.

1.1 Do di truyền 

Yếu tố di truyền là một trong những câu trả lời cho câu hỏi tại sao có răng khểnh. Những yếu tố trên gương mặt, trong đó có răng miệng thường được truyền lại cho các thế hệ sau. Thế nên, rất nhiều trường hợp bố mẹ có răng khểnh thì con cũng sở hữu chiếc răng khểnh.

Tuy nhiên, việc răng khểnh do di truyền có thể mọc xấu hay đẹp tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

1.2 Do thói quen xấu lúc nhỏ

Ở độ tuổi mới lớn, rất nhiều người chưa ý thức được những hành động của mình nên vô tình gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng.

Tại sao lại mọc răng khểnh? 

Tại sao lại có răng khểnh?  Do thói quen xấu lúc nhỏ

Một số hành động không tốt làm cho răng khểnh xuất hiện có thể kể đến như lấy tay đè vào răng khi răng đang mọc, dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng,… Các tác động này khiến cho răng không mọc đúng hướng và tạo nên răng khểnh.

1.3 Do sự chen lấn của răng khi mọc

Khoảng 10-12 tuổi, các răng sữa lần lượt được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Trường hợp răng sữa chưa kịp rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc thì sẽ chen lấn nhau, làm lệch hướng răng nanh.

Hoặc các răng vĩnh viễn có kích thước to nhỏ khác nhau, không đủ cung hàm để mọc nên răng nanh bị trồi ra ngoài, tạo nên răng khểnh.

1.4 Do nhu cầu thẩm mỹ

Theo quan niệm của nhiều người phương Đông, người sở hữu răng khểnh có khả năng thu hút người đối diện, dễ gặp may mắn về đường tình duyên lẫn sự nghiệp. Do đó, nhiều người tìm đến các cơ sở nha khoa để trồng răng khểnh, mong muốn thay đổi nụ cười trở nên bắt mắt hơn.

Trồng răng khểnh là cách để tạo nên răng khểnh “nhân tạo”

Trồng răng khểnh là cách để tạo nên răng khểnh “nhân tạo”

Trồng răng khểnh khá phổ biến hiện nay. Thậm chí, đây còn là trào lưu được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.

2. Khi nào nên và không nên loại bỏ răng khểnh

Răng khểnh có thể mọc lệch theo nhiều hướng khác nhau, từ đó mang đến những bất tiện như:

  • Dễ giắt thức ăn vào kẽ răng
  • Khó vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh chóng
  • Nhiều răng mọc lệch hẳn ra bên ngoài, lệch vào trong,…gây mất thẩm mỹ

Một số trường hợp răng khểnh mọc lệch lạc, gây khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh

Một số trường hợp răng khểnh mọc lệch lạc, gây khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh

Nếu răng khểnh nằm trong các trường hợp này, bạn nên sớm có biện pháp khắc phục như nhổ bỏ hoặc niềng răng để tránh những điều bất tiện như trên. Trong đó, niềng răng được khuyến khích lựa chọn nhiều hơn để bảo tồn toàn bộ răng thật.

Trường hợp răng khểnh không đem lại nhiều phiền toái trong quá trình vệ sinh, ăn uống thì bạn có thể giữ lại để tạo nét duyên riêng cho mình. Do đó, tùy trường hợp răng miệng, bạn có thể giữ lại hoặc nhổ bỏ răng khểnh.

Xem thêm: Giá Trồng Răng Khểnh Bao Nhiêu?

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm