Răng Trám Bị Bể Phải Làm Thế Nào Và Dấu Hiệu Nhận Biết
Kiến thức tổng hợp
14.12.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Răng Trám Bị Bể Phải Làm Thế Nào Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Răng trám bị bể, vỡ rớt sau một thời gian sử dụng là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Việc này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ về những dấu hiệu, nguyên nhân và có cách xử lý hiệu quả khi miếng trám răng bị vỡ.

1. Dấu hiệu nhận biết miếng trám răng bị rớt, vỡ

Trám răng là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa, được sử dụng trong trường hợp răng sâu, răng có lỗ hổng. Sau khi trám, các răng sẽ trở lại hình dáng như ban đầu giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khác nhau khiến cho miếng trám răng bị vỡ sau một thời gian sử dụng. Bạn có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau:

  • Ê buốt răng: Khi răng trám bị bể, các mô ngà, tủy răng có thể bị lộ ra ngoài, khiến bạn cảm thấy ê buốt, khó chịu mỗi khi ăn uống hay đánh răng.

Mieng-tram-rang-bi-vo-khien-rang-e-buot-nhay-cam

Miếng trám răng bị vỡ khiến răng ê buốt, nhạy cảm

  • Đau nhức răng: Chỗ hàn răng bị vỡ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phá hủy cấu trúc răng, gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy,… kèm theo những cơn đau nhức răng thường xuyên.
  • Áp xe răng: Khi vi khuẩn tấn công và gây viêm tủy,  nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như áp xe chân răng, viêm chóp răng, xương hàm.

Khi xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra miếng trám răng càng sớm càng tốt.

Có nên trám răng không? Trường hợp nào nên trám?

2. Nguyên nhân khiến răng trám bị bể

Theo bác sĩ Mai Hồng Thái (bác sĩ CKI tại nha khoa I-Dent) các vết trám răng bị nứt, vỡ do những nguyên nhân chính sau đây:

2.1 Miếng trám kém chất lượng

Nếu bạn sử dụng phải những loại vật liệu trám răng không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ không đảm bảo chất lượng của miếng trám. Bởi chúng có độ bền kém nên không chịu được lực tác động mạnh và dễ bị nứt vỡ trong quá trình ăn uống, vệ sinh hằng ngày.

Vat-lieu-kem-chat-luong-khien-cho-mieng-tram-rang-de-nut-vo

Vật liệu kém chất lượng khiến cho miếng trám răng dễ nứt vỡ

2.2 Miếng trám sử dụng lâu năm

Răng trám lâu năm bị bể là trường hợp nhiều người gặp phải. Bởi sau thời gian dài sử dụng khiến miếng trám răng bị mòn và trở nên yếu đi, dễ bật ra ngoài hơn. Lúc này, miếng trám cần được sửa chữa hoặc thay mới, để đảm bảo chức năng ăn uống, thẩm mỹ và bảo vệ tốt răng thật.

2.3 Thói quen ăn uống

Một trong những tác động khiến miếng trám răng bị vỡ là do thói quen ăn uống không khoa học. Nếu bạn thường xuyên ăn đồ cứng dai hoặc nhai với lực quá mạnh sẽ khiến mối trám bị bào mòn nhanh chóng, chúng sẽ mất độ bám vào mô răng và bung ra ngoài.

2.4 Một số nguyên nhân khác

  • Thói quen chải răng theo chiều ngang, chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải đánh răng lông cứng,… cũng có thể làm cho miếng trám bị rớt vỡ, thậm chí gây tổn thương đến nướu răng.
  • Các chấn thương, va đập mạnh ngoài ý muốn làm bong tróc miếng trám và gây đau nhức, khó chịu.
  • Trường hợp kỹ thuật trám răng của bác sĩ không chuẩn xác, miếng trám không đảm bảo sát khít, không đủ độ sâu để bám chắc chắc vào bề mặt răng cũng dễ rơi rớt khi sử dụng.

Bac-si-tien-hanh-tram-bo-sung-voi-mieng-tram-rang-bi-vo-it

Bác sĩ trám răng sai kỹ thuật khiến cho mối trám không chắc chắn, dễ bong bật

3. Nên làm gì khi miếng trám răng bị vỡ?

Trong trường hợp trám răng bị vỡ hoặc nứt, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để xử lý kịp thời càng sớm càng tốt, tránh cho răng tiếp xúc với quá nhiều thức ăn dẫn đến tổn thương nhiều hơn.

Nếu miếng trám răng bị vỡ một phần nhỏ hoặc mới bị nứt chứ chưa vỡ, bác sĩ có thể trám lại chỗ bị vỡ bằng vật liệu tương tự để khôi phục lại miếng trám.

Tuy nhiên nếu miếng trám bị vỡ nặng và bong ra nhiều, không thể khắc phục bằng cách trám bổ sung, bác sĩ sẽ thực hiện gỡ bỏ miếng trám răng cũ và thực hiện trám răng mới.

Tóm lại, bạn cần đến nha khoa để được nha sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, nếu bạn đến quá muộn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào răng thông qua phần bị vỡ và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng.

Có thể tự trám răng tại nhà được không?

4. Răng trám bị bể có trám lại được không?

  • Trường hợp nhẹ, miếng trám răng bị vỡ nhỏ

Nếu miếng trám răng bị vỡ nhỏ, không đáng kể, bác sĩ có thể thực hiện trám đè hoặc trám bổ sung để cải thiện. Bằng cách sử dụng vật liệu trám tương đương để bù thêm vào những phần khuyết thiếu hay phủ đè lên trên.

Bác sĩ tiến hành trám bổ sung với miếng trám răng bị vỡ ít

Bác sĩ tiến hành trám bổ sung với miếng trám răng bị vỡ ít

  • Trường hợp nặng, miếng trám răng bị vỡ lớn

Nếu miếng trám răng vỡ mảng lớn, rớt nhiều thì việc trám đè sẽ không hiệu quả. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định tháo bỏ và trám mới. Dựa trên tình trạng răng miệng của bạn, các bác sĩ sẽ lựa chọn một loại vật liệu trám thích hợp.

  • Trường hợp miếng trám răng bị mòn

Trám bổ sung vào phần răng bị mòn là phương pháp khắc phục tối ưu. Khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ mòn để tiến hành trám bổ sung hợp lý.

Nếu miếng trám răng mòn nặng, không thể trám bổ sung, bác sĩ sẽ tư vấn loại bỏ miếng trám cũ và thay bằng miếng trám mới.

  • Trường hợp miếng trám răng bị hở, bong ra ngoài

Khi miếng trám răng bị hở, bung bật ra khỏi răng thì bác sĩ sẽ xử lý bằng cách điều chỉnh, sau đó trám lại để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.

5. Giá trám lại răng bị vỡ bao nhiêu?

Chi phí trám lại răng bị vỡ sẽ bằng với chi phí trám răng mới. Tùy thuộc vào loại vật liệu trám mà bạn lựa chọn và tình trạng răng cụ thể, mức giá trám răng sẽ dao động từ 250.000-3.000.000 VNĐ/Răng. Bạn có thể tham khảo bảng giá chi tiết dưới đây.

TRÁM RĂNG – NỘI NHA (ĐIỀU TRỊ TỦY)

Trám răng sữa 100.000 – 150.000 VNĐ/ Răng
Trám răng mòn cổ 300.000 VNĐ/ Răng
Trám răng sâu men 300.000 VNĐ/ Răng
Trám răng sâu ngà nhỏ 300.000 – 400.000 VNĐ/ Răng
Trám răng sâu ngà to/vỡ lớn 400.000 – 500.000 VNĐ/ Răng
Trám răng sau khi điều trị tủy 400.000 VNĐ/ Răng
Trám kẽ răng 400.000 VNĐ/ Răng
Đắp mặt răng 400.000 VNĐ/ Răng
Trám Inlay/ Onlay Zirconia CAD/ CAM 3.000.000 VNĐ/ Răng

Bảng giá trám răng tại nha khoa I-DENT

6. Cách chăm sóc bảo vệ răng trám được lâu bền

6.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương nướu và làm mòn miếng trám.
  • Khi chải răng, đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu răng và nhẹ nhàng di chuyển bàn chải theo chiều dọc để làm sạch mọi bề mặt của răng.
  • Không chải răng theo chiều ngang vì chúng có thể làm mòn cổ răng và dễ làm bong bật miếng trám.
  • Dùng chỉ nha khoa sau để làm sạch vụn thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng, nơi mà bàn chải khó có thể tiếp cận.
  • Đừng quên chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và giữ hơi thở thơm tho.

Cham-soc-rang-mieng-can-than-la-cach-giu-cho-mieng-tram-duoc-lau-ben

Chăm sóc răng miệng cẩn thận là cách giữ cho miếng trám được lâu bền

6.2 Ăn uống khoa học

  • Thức ăn quá cứng: Bạn nên tránh những thức ăn quá cứng, vì khi đó răng phải dùng nhiều lực để nhai thức ăn. Vật liệu trám không thay thế được men và ngà răng nên khi bạn có thói quen ăn đồ quá cứng sẽ dễ bị bong tróc, rơi ra.
  • Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Bạn nên tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi những loại vật liệu được sử dụng để trám răng như amalgam hoặc composite thường không bền và đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ. Những thực phẩm quá nóng, quá lạnh thể gây kích ứng và khiến miếng trám bị rơi ra ngoài.
  • Thức ăn và đồ uống sẫm màu: Cà phê, nước ngọt có ga, trà đen… là những thực phẩm nên tránh sau khi trám răng. Những đồ uống này có thể làm thay đổi màu sắc miếng trám, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là trám răng bằng hợp chất.

Han-che-an-do-cung-sam-mau-de-khong-anh-huong-xau-den-vet-tram

Hạn chế ăn đồ cứng, sẫm màu để không ảnh hưởng xấu đến vết trám

Miếng trám răng bị vỡ chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng là đều không ai mong muốn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên lựa chọn những nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi. Nhằm đảm bảo sử dụng những vật liệu chất lượng và bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, để giữ cho miếng trám răng được bền chắc lâu dài.

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm