Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Răng Sâu Nặng
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Sâu răng nặng là giai đoạn mà cấu trúc răng đã bị vi khuẩn phá hủy nghiêm trọng, với nhiều biểu hiện rõ rệt như răng có lỗ đen, răng dễ ê buốt, nhạy cảm, đau nhức liên tục, hôi miệng… Trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Vậy nguyên nhân và cách điều trị sâu răng nặng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
1. Dấu hiệu nhận biết sâu răng nặng
Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tấn công và phá hủy lớp men bảo vệ răng, tạo thành các lỗ hoặc chấm đen trên bề mặt răng. Khi lỗ sâu to dần kèm theo những cơn đau nhức không ngừng nghỉ thì cảnh báo răng đã bị sâu nặng.
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu sâu răng nặng thông qua những biểu hiện sau đây:
- Răng mất đi màu trắng tự nhiên, ngả màu ố vàng hoặc xỉn màu nặng.
- Răng nhạy cảm, ê buốt đặc biệt là khi ăn đồ nóng lạnh hoặc cay nóng.
- Răng đau nhức, đau thành từng cơn khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
- Nướu quanh răng dễ bị kích ứng, có thể sưng tấy, đỏ và dễ chảy máu.
- Xuất hiện các túi mủ, dịch bất thường ở vùng nướu và chân răng.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Răng bị nứt, vỡ nghiêm trọng.
Xuất hiện lỗ đen và thường xuyên đau nhức cho thấy răng đã sâu nặng
Răng sâu nặng nếu kéo dài và không điều trị kịp thời, bạn sẽ gặp khó khăn trong ăn uống cũng như đau, ê buốt cả ngày. Khi vi khuẩn ăn đến tủy răng, chân răng, ổ xương hàm, răng sẽ dễ bị gãy, vỡ, thậm chí mất răng.
2. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng nặng
Theo các bác sĩ, sâu răng nặng xuất phát từ các nguyên nhân chính sau đây:
- Do thức ăn: Chế độ ăn quá nhiều đường và tinh bột sẽ tạo thành nhiều mảng bám trên răng. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
- Do vi khuẩn: Vi khuẩn Streptococcus Mutans là nhân tố chính làm lên men các chất bột đường có trong thức ăn thành Axit Lactic. Lượng axit này sẽ ngấm vào các chỗ trũng trên mặt răng và phá hủy men răng.
- Do vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, không loại bỏ hết mảng bám trên răng hoặc không làm sạch lưỡi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Do kết cấu răng: Hàm răng bị sứt mẻ, mọc lệch lạc, men răng yếu,… là những yếu tố dễ gây ra bệnh sâu răng.
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng
Tất cả những nguyên nhân khiến cho vi khuẩn sâu răng sinh sôi mạnh được nêu ra ở trên đều có thể phát sinh hằng ngày.
3. Những giai đoạn khiến sâu răng chuyển nặng
Để dẫn tới tình trạng răng bị sâu nặng, thường trải qua 3 giai đoạn sau đây:
- Sâu răng độ 1 (Mức độ nhẹ)
Sâu răng mức độ nhẹ còn được gọi là sâu răng độ 1. Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất của sâu răng giai đoạn đầu chính là sự xuất hiện của những vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen (hoặc nâu) trên bề mặt răng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ rất dễ chủ quan vì vẫn chưa cảm thấy đau nhức hay khó chịu.
- Sâu răng độ 2 (Sâu răng đã ăn vào tuỷ)
Ở giai đoạn này, vi khuẩn sâu răng đã bắt đầu tấn công vào trong cấu trúc tủy răng và dẫn đến sự phá hủy men răng. Khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau răng khi ăn uống và gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.
- Sâu răng độ 3 (Sâu đến tủy răng)
Khi bạn có thể cảm nhận những cơn đau nhức, thậm chí đau dữ dội lúc về đêm thì có nghĩa là tình trạng bệnh của bạn đã chuyển sang mức độ sâu răng nặng. Vi khuẩn sẽ ăn sâu vào vị trí đáy chân răng, hình thành ổ viêm nhiễm và gây ra tình trạng viêm tủy răng. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ áp xe răng, sâu răng hàm nặng, thậm chí là mất răng hay bị nhiễm trùng máu.
Các giai đoạn sâu răng chuyển nặng
4. Biến chứng nguy hiểm khi bị sâu răng nặng
Những biến chứng của sâu răng khi không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng như sau:
- Viêm nha chu: Nướu bị viêm nhiễm nặng, gây sưng đỏ, dễ chảy máu và không còn bám chắc vào chân răng.
- Viêm tủy răng: Cấu trúc răng bị phá hủy nghiêm trọng, vi khuẩn tấn công sâu vào tủy và gây viêm tủy. Thậm chí khiến cho tủy hoại tử, lây lan viêm nhiễm sang các bộ phận xung quanh và dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm khác như viêm xương hàm, u nang chân răng,…
- Áp xe răng: Trường hợp sâu răng nặng thì khả năng bị áp xe răng rất cao. Lúc này nướu sẽ sưng tấy, mưng mủ và hơi thở có mùi khó chịu. Đặc biệt, áp xe răng còn gây nhiễm trùng khoang miệng, dẫn tới sốt cao.
Sâu răng gây ra áp xe răng và những cơn sốt cao
- Mất răng: Vi khuẩn sâu răng tấn công khiến nướu bị viêm và chân răng suy yếu, khiến răng lung lay, thậm chí gãy rụng.
- Gây ra các bệnh lý khác: Nếu không điều trị sâu răng sớm thì vi khuẩn có thể lây lan đến những bộ phận khác trên cơ thể. Lúc này, bạn sẽ gặp một số bệnh lý như đau đầu, căng thẳng, thường xuyên sốt cao hoặc sưng mặt,…
5. Cách điều trị sâu răng nặng
Vậy khi răng sâu nặng nên làm gì? Việc quan trọng nhất khi phát hiện sâu răng là bạn phải đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ sâu răng và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Các biện pháp điều trị sâu răng nặng có thể kể đến như:
- Trám răng: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu rồi lấp đầy bằng các vật liệu trám như composite, amalgam, sứ…
- Điều trị tủy răng: Khi sâu răng đã bước vào giai đoạn viêm tủy, thậm chí hoại tử tủy, bác sĩ sẽ tiến hành lấy triệt để phần tủy răng tổn thương. Sau khi điều trị tủy, bạn nên trám hoặc bọc sứ để phục hình thân răng và đảm bảo khả năng ăn nhai lâu dài.
- Nhổ răng sâu: Sâu răng nặng và không thể điều trị bảo tồn bằng 2 phương pháp trám hay lấy tủy thì bác sĩ bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu. Sau đó, thực hiện trồng răng giả để đảm bảo thẩm mỹ và không ảnh hưởng chức năng ăn nhai.
Nhổ răng là chỉ định bắt buộc nếu răng đã bị tổn thương nghiêm trọng
Sâu răng nặng là bệnh lý nguy hiểm, bởi có thể dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu sâu răng đầu tiên, bạn nên đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt, để bác sĩ điều trị kịp thời, tránh để cho bệnh tiến triển nặng hơn.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh