Ưu Và Nhược Điểm Của Phương Pháp Tráng Răng Sứ
Kiến thức răng sứ
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Ưu Và Nhược Điểm Của Phương Pháp Tráng Răng Sứ

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Ngày nay, làm đẹp là một nhu cầu tất yếu nên các xu hướng thẩm mỹ răng cũng ngày càng “hot”. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn phương án tráng răng sứ – một trong những giải pháp thẩm mỹ răng nổi bật nhất hiện nay.

1. Tráng răng sứ là gì? 

Tráng răng sứ hay còn được gọi với tên gọi khác là phủ răng sứ. Đây là một kỹ thuật nha khoa khó, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm mới đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

Tráng răng sứ

Tráng răng sứ

Với phương án này, bác sĩ sẽ mài đi một ít lớp men răng ở mặt ngoài của răng, sau đó phủ một lớp sứ mỏng lên trên. Đem đến một diện mạo mới cho răng, với hình dáng và màu sắc hoàn toàn tự nhiên.

2. Ưu điểm của tráng răng sứ 

Tráng răng sứ mang đến nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Bảo tồn tối đa răng thật do không mài răng hoặc mài răng rất ít
  • Không ảnh hưởng đến tủy răng
  • Không thay đổi khớp cắn nên chức năng ăn nhai vẫn được đảm bảo
  • Không đau, không ê buốt do không tác động nhiều đến răng thật
  • Đem đến hàm răng đều đặn, trắng sáng
  • Có thể sử dụng từ 5-10 năm hoặc lâu hơn nếu chăm sóc răng miệng tốt

Tráng răng sứ không mài răng, đem đến hàm răng đều đặn, trắng sáng

Tráng răng sứ không mài răng, đem đến hàm răng đều đặn, trắng sáng

Dù mang lại những ưu điểm nổi bật, thế nhưng răng tráng sứ vẫn tồn tại những nhược điểm như: dễ bị bể, bong tróc khi nhai thức ăn quá mạnh, dẫn đến thời gian sử dụng không như mong muốn.

Chất lượng thẩm mỹ của tráng răng sứ cũng không đẹp và tự nhiên như những phương án: bọc răng sứ, dán răng sứ

3. Những trường hợp có thể tráng răng sứ

Tráng răng sứ thường được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Răng to, nhỏ không đều nhau
  • Răng gặp tình trạng ố vàng, xỉn màu nhưng tẩy trắng ít hiệu quả
  • Răng có chân răng ngắn hoặc bị mòn cạnh do cắn
  • Răng gãy, vỡ nhẹ
  • Răng thưa, hở kẽ ít

Nếu như bạn nằm trong những trường hợp như: răng hô móm, khớp cắn bị sai lệch nặng, răng mọc lệch lạc, chen chúc,… thì tráng răng sứ hoàn toàn không cải thiện được những tình trạng trên.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện các phương án: bọc răng sứ, niềng răng, phẫu thuật chỉnh hình,… để đạt kết quả điều trị tốt và duy trì hiệu quả lâu dài hơn.

Tráng răng sứ áp dụng cho những trường hợp răng thưa, hở kẽ, ố vàng,...

Tráng răng sứ áp dụng cho những trường hợp răng thưa, hở kẽ, ố vàng,…

4. Có nên thực hiện tráng răng sứ hay không?

Trên thị trường hiện nay, rất nhiều địa chỉ nha khoa lôi kéo khách hàng với những gói quảng cáo hấp dẫn như: “phủ trắng răng nano giá rẻ”,  “tráng răng sứ giá rẻ“, “phủ sứ răng không mài răng mới nhất”.

Thực chất, thay vì sử dụng lớp sứ chất lượng thì những nha khoa này lại dùng vật liệu composite để trám lên bề mặt răng. Sau một thời gian ngắn sử dụng lớp trám sẽ bong tróc và răng trở về trạng thái ố vàng, không đều màu như trước.

Đặc biệt, ở những spa không có bác sĩ chuyên khoa mà thực hiện tráng răng sứ với chất liệu composite là hoàn toàn không đúng kỹ thuật, dễ dàng làm hư hỏng cả phần răng thật. Thậm chí, răng lúc này sẽ dễ có mùi hôi cũng như xuất hiện tình trạng viêm nướu, viêm nha chu. Lâu dần dẫn đến tình trạng mất răng.

Thế nên, dù muốn phủ răng sứ hay thực hiện bất kỳ phương án làm đẹp răng nào khác, bạn cần tỉnh táo để lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng.

Đồng thời tham khảo lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn phương án tốt nhất cho tình trạng răng miệng của mình.

Tráng răng sứ ở cơ sở không uy tín có thể gây mất răng

Tráng răng sứ ở cơ sở không uy tín có thể gây mất răng

5. Chăm sóc răng miệng sau khi tráng răng sứ 

Để tráng sứ răng được bền đẹp và sử dụng lâu dài, bạn nên có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý như:

  • Sử dụng bàn chải mềm để chải răng. Nên thay bàn chải 3 tháng/lần nhằm đảm bảo bàn chải không tích tụ vi khuẩn
  • Chải răng sáng và tối, kết hợp cùng nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, thức ăn thừa…
  • Không sử dụng tăm tre để lấy thức ăn thừa mà nên sử dụng chỉ nha khoa để không làm tổn hại đến răng và các mô nướu
  • Không ăn những thức ăn quá dai, cứng và không tác động lực quá lớn lên răng
  • Hạn chế những thực phẩm có màu, tránh ảnh hưởng đến màu sắc của răng tráng sứ
  • Đến gặp bác sĩ nha khoa để khám răng miệng định kỳ 2 lần mỗi năm, để kịp thời phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng.

Nên khám răng định kỳ 2 lần mỗi năm để kiểm soát tình trạng răng miệng

Nên khám răng định kỳ 2 lần mỗi năm để kiểm soát tình trạng răng miệng

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm