Niềng Răng Xong Có Bị Hô Lại Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Kiến thức niềng răng/chỉnh nha
10.11.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Niềng Răng Xong Có Bị Hô Lại Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Niềng răng xong bị hô là vấn đề mà khá nhiều người đã gặp phải, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Bởi bệnh nhân đã trải qua quá trình điều trị khó khăn và thời gian kéo dài nhưng kết quả lại không như mong đợi. Vậy có phương pháp nào để khắc phục tình trạng này hay không? Hãy cùng với nha khoa I-DENT tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

1. Niềng răng xong có bị hô lại không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng hệ thống khí cụ chuyên dụng, để nắn chỉnh các răng mọc sai lệch bề đúng vị trí trên cung hàm. Từ đó cải thiện được nhiều khuyết điểm răng miệng, giúp hàm răng đều đặn và gương mặt cân đối, hài hòa.

Niềng răng xong có bị hô lại không? câu trả lời là có. Khá nhiều người đã gặp phải tình trạng niềng răng xong bị hô, mất thẩm mỹ. Đây chính là hậu quả của việc niềng răng sai cách do tay nghề của bác sĩ kém, thiếu kinh nghiệm; chăm sóc răng miệng không tốt hoặc ngay từ đầu xác định sai tình trạng của răng.

Răng có thể vẫn bị hô sau niềng do quá trình điều trị sai cách

Răng có thể vẫn bị hô sau niềng do quá trình điều trị sai cách

Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân khiến răng hô sau khi niềng, hãy cùng xem thông tin ở phần tiếp theo nhé.

7 Tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

2. Nguyên nhân niềng răng xong bị hô

Tình trạng niềng răng xong vẫn hô xảy ra do những nguyên nhân chính sau đây:

2.1 Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, niềng răng sai kỹ thuật

Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, không lên được kế hoạch điều trị chính xác hoặc thực hiện sai kỹ thuật, sẽ dẫn đến lực kéo, đẩy các răng bị sai lệch.

Trường hợp bác sĩ tác động lực quá mạnh khiến răng không kịp dịch chuyển, răng, nướu dễ tổn thương. Ngược lại, lực tác động quá yếu làm răng khó di chuyển, dẫn tới hiệu quả chỉnh nha thấp.

2.3 Chế độ chăm sóc răng miệng không tốt

Vệ sinh răng miệng có vai trò rất quan trọng cả trong và sau khi niềng răng. Nếu vệ sinh răng không kỹ lưỡng thì dễ tích tụ và hình thành mảng bám, nguyên nhân hàng đầu khiến răng sâu, viêm nướu, viêm nha chu… gây ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng khi tháo niềng. Hoặc thường xuyên chải răng với lực quá mạnh, chải răng sai cách hay ăn các thực phẩm dai, cứng cũng là nguyên nhân của việc tái hô.

Thường xuyên ăn nhiều đồ cứng, dai sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng

Thường xuyên ăn nhiều đồ cứng, dai sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng

2.4 Xác định sai tình trạng răng trước khi niềng

Tình trạng răng hô có thể xuất phát từ nguyên nhân hô do răng, hô do hàm hay do cả 2. Phương pháp niềng răng chỉ mang lại hiệu quả với tình trạng hô do răng, còn hô hàm phải can thiệp phẫu thuật mới điều chỉnh được.

Vì vậy, nếu bác sĩ xác định sai tình trạng của người bệnh thì niềng răng xong bị hô hoàn toàn có thể xảy ra.

2.5 Tháo niềng quá sớm

Nhiều bệnh nhân chưa hết thời gian niềng theo phác đồ điều trị của bác sĩ đã thực hiện tháo niềng sớm. Lúc này việc điều chỉnh răng vẫn chưa đạt yêu cầu, khiến cho răng dễ bị xô lệch, bị hô hoặc có trường hợp gương mặt biến dạng vì sai khớp cắn.

2.6 Không đeo hàm duy trì thường xuyên

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng niềng răng bị hô. Bởi nhiều người lầm tưởng hàm răng đã đều, đẹp ngay sau khi tháo niềng.

Tuy nhiên, hàm răng lúc này vẫn chưa được cố định và dễ dàng xô lệch lúc ăn nhai. Việc không đeo hàm duy trì khiến răng di chuyển thất thường, thậm chí gây nên tình trạng hô trở lại.

Không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng khiến răng bị hô trở lại

Không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng khiến răng bị hô trở lại

3. Biện pháp khắc phục tình trạng niềng răng xong bị hô

Khi nhận thấy dấu hiệu niềng răng xong bị hô, bệnh nhân cần tìm đến nha khoa đã thực hiện niềng răng để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án xử lý kịp thời. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy không còn tin tưởng nha khoa mình từng niềng răng, thì có thể tìm đến địa chỉ mới có chất lượng tốt hơn, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.

Sau khi tháo niềng trong thời gian từ 1 – 6 tháng, nếu phát hiện răng có sự di chuyển, răng cửa chìa hơn ra ngoài một chút do răng chưa ổn định trong xương hàm, thì biện pháp khắc phục sẽ đơn giản hơn, chỉ cần tuân thủ đeo hàm duy trì có thể cải thiện được.

Còn với trường hợp răng bị hô lại sau tháo niềng khoảng trên 1 năm, việc đeo hàm duy trì thường ít có tác dụng. Bệnh nhân có thể phải niềng lại lần 2 để cải thiện tình trạng này.

Đối với nguyên nhân hô do xương hàm, để khắc phục triệt để thì phải thực hiện phẫu thuật cắt xương và đẩy lùi xương, giúp hàm trên và hàm dưới cân đối. Lúc này tình trạng hô sẽ được cải thiện đáng kể, gương mặt trở nên hài hòa hơn.

Tình trạng hô do xương hàm phải thực hiện phẫu thuật mới cải thiện được

Tình trạng hô do xương hàm phải thực hiện phẫu thuật mới cải thiện được

4. Cách ngăn ngừa việc niềng răng xong vẫn hô

Để ngăn ngừa tình trạng niềng răng xong bị hô, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây:

4.1 Lựa chọn nha khoa uy tín

Để tránh xảy ra những biến chứng trong và sau khi niềng răng, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn đúng nha khoa uy tín, chất lượng. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm kết hợp với trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra chuẩn xác, nhanh chóng và hiệu quả.

4.2 Đeo hàm duy trì thường xuyên tránh trường hợp răng hô sau khi niềng

Việc tuân thủ đeo hàm duy trì sau khi niềng răng là rất quan trọng để tránh tình trạng răng di chuyển về lại vị trí cũ. Thông thường, thời gian cần đeo hàm duy trì là từ 6 – 12 tháng. Trong 6 tháng đầu phải đeo liên tục, ít nhất 22h/ngày, chỉ tháo ra khi ăn và vệ sinh răng. Sau đó, bệnh nhân có thể giảm thời gian đeo theo hướng dẫn của bác sĩ.

Răng lung lay khi niềng có ảnh hưởng gì không?

4.3 Chăm sóc răng miệng đúng cách

Xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống lành mạnh: Thời gian sau khi tháo niềng, hoạt động của răng vẫn còn kém và chưa thực sự ổn định, nên cần tránh ăn nhiều đồ chua, cay nóng, hoặc đồ quá cứng, dai để bảo vệ răng. Đánh răng từ 2-3 lần mỗi ngày sau ăn. Chải dọc và chải xoay tròn hoặc có thể chải ngang nhẹ tại vị trí mắc cài.

Tình trạng hô do xương hàm phải thực hiện phẫu thuật mới cải thiện được

Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cho răng chắc khỏe khi niềng

Bài viết trên đã giúp bệnh nhân hiểu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục và các ngăn ngừa tình trạng niềng răng xong bị hô. Hy vọng với những thông tin hữu ích sẽ giúp cho mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng khi niềng răng.

Tụt lợi khi niềng răng – Nguyên nhân và cách khắc phục
NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm