Niềng Răng Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Tốt Cho Sức Khỏe Răng Miệng
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Hầu hết những người mới niềng răng đều lo lắng, không biết niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì để không ảnh hưởng lực kéo của các khí cụ và quá trình dịch chuyển răng. Đừng quá lo lắng, bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây, để tìm được thực đơn thích hợp nhé!
1. Niềng răng nên ăn gì?
Khi niềng răng sẽ tiến hành gắn các khí cụ như mắc cài hoặc khay niềng để tạo lực kéo và di chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. Do đó, trong thời gian đầu, cảm giác đau và răng yếu hơn bình thường là không thể tránh khỏi.
Khi niềng răng, răng sẽ yếu hơn bình thường nên cần ăn uống cẩn thận hơn
Tất cả những vấn đề này sẽ gây cảm giác khó chịu trong quá trình ăn uống. Vì vậy, thói quen ăn uống là yếu tố đầu tiên cần chú trọng sau khi niềng răng. Bạn cần biết rõ niềng răng ăn gì và không ăn gì để tránh làm tăng nguy cơ tổn thương răng cũng như giảm hiệu quả điều trị.
Ở giai đoạn đầu, người mới niềng răng nên ưu tiên các loại thực phẩm sau đây:
1.1. Thức ăn chín, mềm
Ăn gì sau niềng răng thì gợi ý đầu tiên chính là các thực phẩm như cháo, súp, các loại ngũ cốc hoặc cơm mềm, bún, phở được chế biến ở dạng mềm, hầm nhừ, giúp giảm áp lực lên hàm răng và hạn chế hoạt động nhai. Từ đó vừa giúp giảm đau, vừa không gây ảnh hưởng đến các mắc cài.
Cháo, súp, bún, phở… là những đồ ăn mềm, dễ nhai khi phải đeo niềng
1.2. Sữa và thực phẩm từ sữa
Sữa và các thực phẩm từ sữa cung cấp người dinh dưỡng lành mạnh, giúp bổ sung chất đạm, chất béo, vitamin và nhiều loại khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, trong sữa rất giàu canxi và vitamin D, có lợi cho sức khỏe răng miệng.
Người mới niềng răng có thể uống sữa tươi, ăn sữa chua, phô mai mềm, bơ mềm… mà không phải nhai quá nhiều.
1.3. Các món ăn từ trứng
Các món ăn từ trứng rất giàu vitamin D tốt cho răng. Do đó, trong quá trình đeo niềng đây là một trong những nhóm thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua.
Trong trứng chứa rất nhiều vitamin D tốt cho răng miệng
1.4. Các loại rau củ, trái cây mềm
Mặc dù các loại rau củ quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, nhưng không phải bất kỳ loại rau trái nào người đeo niềng cũng có thể ăn được.
Những người mới niềng răng nên lựa chọn ăn rau nấu chín mềm và trái cây mềm, cắt thành miếng hoặc xay nhuyễn thành sinh tố, ép lấy nước để uống.
1.5. Các loại ngũ cốc dinh dưỡng
Các loại ngũ cốc rất dễ nhai, phù hợp với người niềng răng. Hơn nữa, trong ngũ cốc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là tinh bột, bổ sung đủ năng lượng cho bạn hoạt động một ngày dài.
1.6. Các loại thịt, hải sản
Niềng răng ăn gì tốt? Tất nhiên không thể thiếu thịt và các loại hải sản. Đây là những thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào, giúp bạn có đầy đủ dinh dưỡng, không lo sụt cân trong suốt quá trình niềng răng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý cắt nhỏ thịt, cá trước khi ăn để tránh gây đau hoặc bung mắc cài nhé.
Thịt và hải sản là những thực phẩm giàu dinh dưỡng mà bạn không thể bỏ qua khi niềng răng
2. Niềng răng kiêng ăn gì?
Niềng răng không nên ăn gì? Để bảo vệ răng toàn diện nhất trong quá trình đeo niềng, bạn cần chú ý thêm những món cần kiêng theo gợi ý sau đây:
2.1. Các loại thực phẩm cứng
Khi ăn các đồ cứng như xương, kẹo, đá viên… răng và hàm phải vận động nhiều, gây cảm giác đau nhức. Đồng thời, những loại đồ ăn cứng sẽ gây tác động lớn lên bề mặt răng, vị trí mắc cài và dây cung. Nhiều trường hợp do ăn đồ cứng khiến dây cung bị đứt hoặc bung khay niềng ra khỏi răng.
2.2. Các loại thực phẩm dẻo, dính
Niềng răng không nên ăn gì? Chính là những loại thực phẩm có tính dẻo, dính như bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo… bởi khi ăn hàm răng phải hoạt động nhiều và liên tục. Điều này khiến tình trạng đau nhức răng thêm trầm trọng, chưa kể thức ăn dẻo rất dễ dính trên mắc cài và khó vệ sinh. Lâu dần tạo thành các mảng bám vôi răng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh lý răng miệng.
Đồ ăn dẻo, dính dễ bám lại trên mắc cài và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
2.3. Các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Nhiệt độ của thức ăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến lớp men răng. Bên cạnh đó, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều tác động tới mắc cài và dây cùng, gây ra hiện tượng giãn nở hoặc co lại.
2.4. Các loại thực phẩm giòn, nhiều vụn
Những món ăn giòn, nhiều vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim,… cần phải hạn chế khi niềng răng. Bởi vụn thức ăn có thể bám sâu trong mắc cài hoặc các khe răng mà bạn rất dễ bỏ sót khi vệ sinh. Lâu ngày gây nên các bệnh lý răng miệng làm kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
2.5. Bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường
Các loại thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhanh,… chứa rất nhiều tinh bột và đường, làm tăng nguy cơ sản sinh axit gây sâu răng hoặc nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Dù có niềng răng hay không thì bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt
3. Câu hỏi thường gặp về vấn đề ăn uống khi niềng răng
3.1 Niềng răng ăn đồ cứng có sao không?
Khi mới gắn khí cụ niềng răng thì bạn không nên ăn đồ cứng, vì chúng có thể gây ra những sang chấn như bong mắc cài, đứt dây cung. Ngoài ra, do các chân răng đang yếu bởi lực kéo răng di chuyển, nên ăn đồ cứng sẽ gây sang chấn mạnh các mô nha chu quanh răng.
3.2 Niềng răng có được ăn kem không?
Niềng răng ăn kem được không? Câu trả lời là phải hạn chế ăn kem trong quá trình niềng răng. Bạn có thể ăn các loại kem hộp sử dụng thìa thay vì cắn, nhai các loại kem quá cứng khiến các khí cụ dễ bị hư hỏng hoặc bung, tuột.
3.3 Ngày đầu niềng răng ăn gì?
Với thắc mắc ngày đầu niềng răng ăn gì thì đây là thời điểm mới gắn các khí cụ như mắc cài, dây cung… bạn sẽ chưa quen và cảm thấy đau, ê răng. Do đó, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng và dễ nuốt như cháo thịt bằm, súp cua, trứng, óc heo…
Những ngày đầu mới niềng nên hạn chế ăn đồ cứng, lạnh và nên ăn đồ mềm, lỏng
Niềng răng ăn gì và không nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian cũng như kết quả chỉnh nha. Do đó, bạn hãy cố gắng xây dựng chế độ ăn uống khoa học, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, vừa không tác động đến quá trình niềng răng.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh