Hô Xương Ổ Răng Là Gì?
Kiến thức tổng hợp
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Hô Xương Ổ Răng Là Gì?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Thông thường, bệnh nhân hô răng ổ xương sẽ do 2 nguyên nhân: do răng hoặc do xương. Trong đó, những trường hợp răng bị hô do hô xương ổ răng, muốn điều trị hiệu quả thường phải phẫu thuật.

1. Xương ổ răng là gì?

Xương ổ răng được hiểu một cách đơn giản là phần ổ lót của các răng. Từ đó tạo nên một bước thành vững chắc, giúp định hình vị trí chân răng và ổn định răng trên cung hàm. Chức năng của xương ổ răng là neo giữ răng, hấp dẫn lực nhai và phân phối lực nhai.

Xương ổ răng bao gồm hai thành phần chính là xương ổ chính danh và xương ổ nâng đổ. Xưởng ổ chính danh gồm phiến cứng và xương bó. Xương ổ nâng đỡ gồm xương vỏ và xương xốp.

Cấu trúc xương ổ răng

Cấu trúc xương ổ răng

2. Hô xương ổ răng do đâu?

Tình trạng hô xương ổ răng xuất phát từ nguyên nhân chính là do xương ổ răng quá dày, gồ hoặc phát triển theo chiều thẳng đứng. Tình trạng này thường là do bẩm sinh, di truyền.

3. Tác hại của hô xương ổ răng

3.1 Gây mất thẩm mỹ

Đây là tác hại đầu tiên và thể hiện rõ ràng nhất khi bị hô xương ổ răng. Phần xương ổ gồ lên khiến hàm bị hô, khi cười sẽ bị hở lợi, gây mất tự tin. Nếu tình trạng hô hàm nặng còn dẫn đến việc biến dạng khuôn mặt. Chính những biểu hiện này khiến người bị hô xương ổ răng mất tự tin hẳn trong công việc và giao tiếp hàng ngày.

Hô xương ổ răng gây mất thẩm mỹ

Hô xương ổ răng gây mất thẩm mỹ

3.2 Cản trở chức năng ăn nhai

Hô xương ổ răng gây nên tình trạng lệch khớp cắn. Khi hàm trên và hàm dưới không chạm khít với nhau sẽ tạo ra độ hở nhất định của khớp cắn làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Dần dần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cả vấn đề phát âm. Đây là nguyên nhân vì sao những người bị hô thường nói ngọng hoặc nói nhịu.

3.3 Dễ gây chấn thương răng

Khi hàm trên bị nhô hẳn ra ngoài sẽ dễ bị tổn thương bởi những tác động ngoại lực nhiều hơn. Khi gặp sự cố hoặc tai nạn bất ngờ, hàm răng sẽ dễ bị tác động ngay.

Khi hoạt động hàm, do lệch khớp cắn nên răng hàm dưới thường va chạm vào các mô của hàm trên. Nếu tác động mạnh sẽ còn làm rách mô mềm, thậm chí là gãy răng cửa hàm trên.

Xem Thêm: Cắm Implant Răng Cửa

4. Cách điều trị hô xương ổ răng 

Giữa hô xương ổ răng và hô xương hàm thì tỉ lệ hô xương ổ răng ở người Việt Nam cao hơn. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị tình trạng hô xương ổ răng phổ biến nhất. Việc của bạn là lựa chọn và cân nhắc phương pháp nào là hiệu quả.

4.1 Phẫu thuật mài gồ xương kết hợp với niềng răng

Những trường hợp hô xương ổ răng nếu chỉ thực hiện niềng răng thì tỷ lệ thành công sẽ không bao giờ là 100%.

Trên thực tế, đã có nhiều bệnh nhân thực hiện niềng răng nhưng không khắc phục được tình trạng hô. Lúc này bác sĩ bắt buộc phải thực hiện các phẫu thuật can thiệp đến cấu trúc xương ổ răng. Kỹ thuật mài gồ xương ổ răng sẽ được thực hiện để cân đối lại hàm. Cấu trúc xương hàm lúc này cũng sẽ bị can thiệp ít nhiều, thay đổi và điều chỉnh các khuyết điểm hô.

Sau khi xương ổ răng đã được gò mài, cân chỉnh hợp lý, kết hợp với quá trình niềng răng sẽ cho bạn một hàm răng đều, đẹp và nụ cười rạng ngời.

Phẫu thuật mài gồ xương ổ răng kết hợp với niềng răng

Phẫu thuật mài gồ xương ổ răng kết hợp với niềng răng

4.2 Niềng răng kết hợp neo chặn Minivis 

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay để giải quyết vấn đề hô xương ổ răng. Phương pháp này đem đến kết quả tương tự như phẫu thuật kết hợp niềng răng nhưng độ an toàn cao hơn rất nhiều nên thường được bác sĩ khuyến khích chọn lựa.

Minivis là một khí cụ hổ trợ trong quá trình niềng răng chỉnh nha. Loại khí cụ này được cắm trực tiếp vào xương, kết hợp với các mắc cài, giúp kiểm soát lực dễ dàng và chính xác hơn.

Minivis được hình dung như là một điểm neo chặn kéo các khối răng trước di chuyển lùi ra sau, dần dần cân chỉnh các khớp cắn về tình trạng chuẩn hơn.

Quá trình niềng răng kết hợp đặt Minivis giúp rút ngắn thời gian chỉ còn từ 1-2 năm tùy thuộc vào từng trường hợp. Minivis sẽ được đặt vào xương hàm sau khi bạn gắn mắc cài từ 3 – 6 tháng. Và cấy vào các vị trí của răng số 5, 6.

Ngoài rút ngắn thời gian điều trị, Minivis được gắn vào xương hàm sẽ không ảnh hưởng đến niêm mạc, lợi hay nướu răng bên cạnh. Nên hoàn toàn an toàn với cơ thể, hạn chế gây sang chấn, nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác do phẫu thuật.

Phương pháp niềng răng kết hợp đặt Minivis cần độ chính xác nên cần được thực hiện bởi các bác sĩ niềng răng có kỹ thuật giỏi và chuyên môn cao.

Xem Thêm: Hô Xương Ổ Răng Là Gì

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm