Hàn Răng Sâu Là Gì? Hàn Răng Sâu Có Đau Không?
Kiến thức tổng hợp
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Hàn Răng Sâu Là Gì? Hàn Răng Sâu Có Đau Không?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

1. Hàn răng sâu là gì?

Hàn răng sâu hay còn gọi là trám răng. Đây là kỹ thuật nha khoa thường được bác sĩ chỉ định để điều trị những trường hợp răng sâu, men răng bị phá hỏng ở mức độ nhẹ. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng sâu răng, sau đó sử dụng các vật liệu chuyên dụng để bù đắp các khoảng trống và lấp đầy các phần mô răng bị khuyết thiếu, nhằm khôi phục lại hình dáng và kích thước ban đầu của răng. Đồng thời ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng và bảo vệ sức khỏe nha khoa.

Han-rang-sau

Hàn răng sâu

2. Hàn răng sâu có đau không?

Hàn răng sâu chỉ là một kỹ thuật đơn giản trong nha khoa và không xâm lấn đến vùng mô mềm hay niêm mạc nên sẽ không đau trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bạn cảm thấy đau có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Trường hợp sử dụng thuốc tê sau khi hết thuốc sẽ có cảm giác đau nhẹ.
  • Bác sĩ thực hiện hàn răng sai kỹ thuật, miếng hàn không được khít với lỗ sâu.
  • Chưa xử lý triệt để các vấn đề như viêm tủy, sâu răng trước khi hàn răng.

3. Răng sâu vào tủy có hàn được không?

Răng sâu vào tủy vẫn có thể hàn được nhưng vẫn còn tùy thuộc vào mức độ. Trong các trường hợp răng sâu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành hàn răng. Những trường hợp răng sâu nặng hơn sẽ không thể hàn răng. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ để bảo vệ chân răng. Trong một số trường hợp bất khả kháng như răng sâu quá nặng, men răng hư tổn quá nhiều hoặc chân răng bị lung lay, bác sĩ buộc phải tiến hành nhổ bỏ đến tránh viêm nhiễm và ảnh hưởng những răng kế cận.

Rang-sau-vao-tuy-van-co-the-han-rang

Răng sâu vào tủy vẫn có thể hàn răng

4. Hàn răng xong có bị sâu lại không?

Một điều đáng buồn là hàn răng xong vẫn có nguy cơ bị sâu răng lại. Bởi nếu không có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp, vi khuẩn trong kẽ sâu răng sẽ tiếp tục phát triển, ăn vào ngà răng và tủy răng. Mặc dù bên ngoài vết trám vẫn còn nguyên nhưng sẽ làm cho bạn đau nhức nhiều và làm hỏng răng sớm.

Han-rang-xong-van-bi-sau-rang-lai

Hàn răng xong vẫn bị sâu răng lại

5. Hàn răng sau bao lâu thì được ăn?

Sau khi hàn răng bạn không nên ăn uống khoảng 30 phút. Khi bạn chọn phương pháp hàn trám răng với các vật liệu dẻo như amalgam hoặc composite, quan trọng là tránh ăn uống trong khoảng 2 giờ ngay sau quá trình này. Làm như vậy giúp đảm bảo rằng miếng trám đã được áp dụng có đủ thời gian để đông cứng và bám chắc lên bề mặt răng.

Han-rang-sau-30-phut-co-the-an-uong

Hàn răng sau 30 phút có thể ăn uống

6. Hàn răng sâu có được lâu không?

Hàn răng sâu có được lâu không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Chất liệu trám răng

Hiện nay, các loại chất liệu được sử dụng phổ biến nhất để hàn răng sâu đó là Amalgam và Composite. Nói về độ bền thì Amalgam sẽ có ưu thế hơn bởi độ cứng cao, chịu mài mòn tốt, ngoài ra còn không bị lệch hay méo, có thể thoải mái ăn nhai. Tuy nhiên, Amalgam lại chưa đảm bảo thẩm mỹ bằng Composite. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người để có sự lựa chọn tốt nhất.

  • Chế độ chăm sóc răng miệng

Răng sau khi trám sẽ khá nhạy cảm. Nên bạn cần xây dựng một chế độ chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Một số lưu ý như tránh chài răng quá mạnh, tránh sử dụng thức ăn quá cứng hoặc quá lạnh, ngoài ra có thể giúp miếng trám có thể tồn tại lâu hơn.

  • Tay nghề, trình độ bác sĩ

Tay nghề và trình độ của bác sĩ cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến thời gian sử dụng của miếng trám răng.

Hinh-anh-bac-si-dieu-tri-cho-benh-nhan

Hình ảnh bác sĩ điều trị cho bệnh nhân

7. Quy trình hàn răng sâu 

Hàn răng sâu tại Nha khoa I-DENT được thực hiện theo 4 bước cơ bản như sau:

Quy trình trám răng sâu tại Nha khoa I-DENT

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Sau đó cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Dựa trên kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp.

Bước 2: Sửa soạn xoang trám

Bác sĩ gây tê và khoan một đường nhỏ trên thân răng thông xuống ống tủy, rồi tiến hành nạo sạch những mô tủy bị hư hại. Sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh sạch ống tủy và chụp phim X – Quang lần nữa, để xác định xem còn tủy viêm trong ống hay không. Đây là một trong những bước quan trọng đối với quy trình trám răng, vì nếu không làm sạch được phần răng sâu thì các vi khuẩn sẽ tiếp tục hình thành và răng không được điều trị dứt điểm.

Bước 3: So sánh màu răng

Cách hàn răng sâu tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng, giúp bác sĩ lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.

Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu

Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.

Bước 5: Tiến hành trám răng

Thực hiện quy trình trám răng qua các bước tiêu chuẩn: Xói mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).

Bước 6: Kiểm tra lại

Sau khi hoàn tất các bước trám răng ở trên, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chỉnh những điểm vướng, cộm để bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm