Trám Răng Khểnh – Xu Hướng Làm Đẹp Tinh Tế, Duyên Dáng
Kiến thức tổng hợp
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Trám Răng Khểnh – Xu Hướng Làm Đẹp Tinh Tế, Duyên Dáng

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

1. Trám răng khểnh là gì?

Trám răng khểnh là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng để tạo ra chiếc răng khểnh giả ở vị trí răng số 3 (răng nanh).

Phương pháp này sử dụng chất liệu nhân tạo để đắp lên trên bề mặt răng thật, tạo hình cho giống với chiếc răng khểnh.

2. Trám răng khểnh như thế nào?

2.1 Trám răng khểnh Composite

Composite là một vật liệu được sử dụng nhiều trong việc trám răng sâu, đắp kẽ răng, … hoàn toàn an toàn với cơ thể. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu này để đắp lên răng nanh số 3, hướng chếch ra ngoài một góc vừa phải. Quy trình cụ thể như sau:

– Bước 1: Vệ sinh khoang miệng và vị trí răng cần đắp

– Bước 2: Đắp Composite lên răng nanh số 3 và tạo hình sao cho chiếc răng khểnh giả đạt tính thẩm mỹ hoàn thiện

– Bước 3: Chiếu đèn Laser để hóa cứng Composite

– Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng trong vòng 20 – 30 phút
  • Tính thẩm mỹ cao, răng có độ trắng sáng giống với răng thật
  • Quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng và không tác động hay làm tổn thương đến các mô mềm
  • Chi phí rẻ
  • Có thể tháo Composite nếu không còn thích thú với răng khểnh

– Hạn chế:

  • Tuổi thọ thấp, trung bình khoảng từ 2 – 3 năm
  • Dễ bám thức ăn gây sâu răng thật
  • Dễ rơi ra trong quá trình ăn nhai, vận động mạnh

Đắp răng khểnh bằng chất liệu Composite

Đắp răng khểnh bằng chất liệu Composite

2.2 Đắp răng khểnh đính đá

Đắp răng khểnh đính đá được coi là một phương pháp “làm đẹp” thêm cho răng.

Sau khi đắp răng khểnh bằng Composite, bác sĩ sẽ “trang trí” đá lên phần răng giả đó. Phương pháp này hạn chế sự xâm lấn đến răng thật do không cần phải thực hiện khoan thân răng để làm điểm tựa cho viên đá.

Như vậy, bạn vừa có được một chiếc răng khểnh duyên dáng, vừa bảo vệ được cấu trúc của răng thật. Quy trình thực hiện đắp răng khểnh đính đá cụ thể như sau:

– Bước 1: Vệ sinh răng miệng

– Bước 2: Tạo lỗ, đưa chất trám Composite lên răng và tạo hình răng khểnh giả

– Bước 3: Lựa chọn vị trí và thực hiện đính đá lên trên chiếc răng giả vừa tạo.

– Ưu điểm:

  • Tạo nét nổi bật cho chiếc răng khểnh, tính thẩm mỹ cao
  • Không tổn hại đến răng thật, hạn chế các nguy cơ gây bệnh lý răng miệng
  • Chi phí hợp lý

– Hạn chế:

  • Tuổi thọ ngắn, từ 2 – 5 năm
  • Răng đính đá có khả năng rơi rớt trong quá trình ăn nhai, vận động mạnh
  • Phải vệ sinh răng miệng phải kỹ lưỡng, tránh để vi khuẩn phát triển, phá hoại răng thật

Đắp răng khểnh đính đá

Đắp răng khểnh đính đá

3. Các phương án làm răng giả khác ngoài đắp răng khểnh

Ngoài việc đắp răng khểnh, còn có 2 phương án làm răng khểnh giả phổ biến khác là bọc răng sứ và trồng răng Implant.

3.1 Làm răng khểnh bằng bọc sứ

Tương tự quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ bình thường, bác sĩ cũng sẽ tiến hành mài đi một phần răng thật. Trong quá trình chế tác, kỹ thuật viên sẽ tạo độ nghiêng cho mão răng sứ theo thiết kế và yêu cầu của bác sĩ. Phần răng sứ sau khi được hoàn thiện sẽ được gắn lên cùi răng thật đã được mài trước đó, giống như một chiếc răng khểnh thật.

– Ưu điểm:

  • Màu sắc, kết cấu giống với răng thật, tính thẩm mỹ cao
  • Thời gian sử dụng từ 10 – 15 năm, có thể là vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt
  • Răng vững chắc, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt
  • Răng cố định trên cung hàm và vệ sinh bình thường như răng thật

– Hạn chế:

Sẽ làm tổn hại đến răng thật, khiến răng nhạy cảm hơn

Làm răng khểnh bằng bọc sứ

Làm răng khểnh bằng bọc sứ

3.2 Làm răng khểnh bằng cấy ghép Implant

Phương pháp này áp dụng với các trường hợp mất răng nanh và muốn làm răng khểnh thay thế. Bác sĩ sẽ cần đối và điều chỉnh độ nghiêng của trụ Implant theo một góc nhất định. Sau đó phục hình răng sứ trên Implant sao cho hài hòa với khuôn mặt.

– Ưu điểm:

  • Ăn nhai tốt như răng thật
  • Vệ sinh đơn giản
  • Có tính thẩm mỹ cao
  • Không làm tổn hại đến các răng khác, bảo vệ sức khỏe răng miệng

– Hạn chế:

Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng không có bất cứ khuyết điểm nào. Nhưng do đây là một kỹ thuật phức tạp nên đòi hỏi tay nghề kỹ thuật của bác sĩ thực hiện phải cao. Chi phí thực hiện của việc cấy ghép Implant cũng không rẻ.

Làm răng khểnh bằng cấy ghép Implant

Làm răng khểnh bằng cấy ghép Implant

4. Trám răng khểnh bao nhiêu tiền?

Trám răng khểnh giá bao nhiêu? Tại mỗi nha khoa, chi phí đắp răng khểnh sẽ có sự chênh lệch khác nhau, tùy vào chất liệu đắp răng được sử dụng, tay nghề của bác sĩ, sự hỗ trợ của các trang thiết bị… Bạn có thể tham khảo nhiều nha khoa và lựa chọn mức chi phí phù hợp với bản thân nhất.

Đối với phương pháp đắp răng khểnh Composite, tại các nha khoa uy tín, chi phí dao động từ 700.000 – 1.000.000 VNĐ/răng. Nếu thực hiện đính đá, bạn sẽ phải chi thêm từ 300.000 – 900.000VNĐ/ viên đá tùy kích thước.

Trồng răng khểnh là gì? Lý do hình thành nên răng khểnh
NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm