Niềng Răng Khi Mang Thai Có Được Không?
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Mẹ bầu đang mang thai có ý định niềng răng hoặc đang niềng răng thì mang thai phải làm sao? Là thắc mắc của rất nhiều khách hàng đang có mong muốn niềng răng. Vậy trong trường hợp này phải làm sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Có bầu niềng răng được không?
Trên lý thuyết mẹ bầu vẫn có thể niềng răng nếu đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe. Bởi khi niềng răng cần phải đi lại rất nhiều để kiểm tra tình hình răng miệng nên điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, khi niềng răng, mẹ bầu có thể phải tiến hành nhổ răng khôn mà việc nhổ răng khôn cần thực hiện các bước như tiêm thuốc tê, chụp phim X – Quang, sử dụng kháng sinh…đều là những điều ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ và thai nhi. Chính vì thế, theo quan điểm của bác sĩ sẽ không khuyến khích mẹ bầu niềng răng.
Trường hợp đang niềng răng và mang thai thì sẽ tùy vào tình trạng răng và sức khỏe lúc đó để quyết định có tiếp tục đeo niềng hay không. Nếu không, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Mẹ bầu vẫn niềng răng nếu đảm bảo sức khỏe tốt
2. Niềng răng có ảnh gì khi đang mang thai không?
Bạn cần tìm hiểu và xem xét thật kỹ trước khi quyết định niềng răng khi mang thai. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ có nhiều sự thay đổi. Vì thế, niềng răng trong giai đoạn này có thể khiến mẹ bầu đối mặt với các tình huống sau đây:
- Cảm giác thiếu tự ti về bản thân: Khi mang thai mẹ bầu rất dễ bị tăng ký nên sẽ khá tự ti về cơ thể của mình. Niềng răng lại là kỹ thuật sử dụng mắc cài gắn trên răng nên càng có thể khiến mẹ bầu tự ti hơn.
- Răng yếu hơn: Răng miệng của mẹ bầu rất yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý răng miệng. Nếu niềng răng, bác sĩ phải sử dụng lực để kéo các răng đến vị trí mong muốn nên có nguy cơ sẽ làm răng yếu hơn.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Khi niềng răng, mẹ bầu phải đi đến nha khoa để kiểm tra răng mỗi tháng 1 lần. Việc đi lại nhiều có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu niềng răng khiến răng yếu hơn
3. Những lưu ý niềng răng khi mang thai
Trong trường hợp mẹ bầu đủ điều kiện về sức khỏe để niềng răng, vẫn phải lưu ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe:
- Chọn nha khoa uy tín để thực hiện
- Chuẩn bị tâm lý thật kỹ trước khi thực hiện niềng răng
- Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được rút ngắn thời gian niềng răng
- Nếu ăn không được, mẹ bầu hãy cố gắng nghiền nhỏ thức ăn để có đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và bé
- Thăm khám răng định kỳ mỗi tháng theo hướng dẫn của bác sĩ
Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ
4. Chăm sóc răng miệng khi mang thai
- Hạn chế thức ăn dai cứng
Thức ăn quá cứng, quá dai có thể khiến răng của mẹ bầu bị yếu hơn. Vì vậy, khi niềng răng cần hạn chế các thực phẩm dai cứng. Mẹ bầu có thể nghiền nhỏ thức ăn để không phải dùng lực nhai quá nhiều và vẫn đáp ứng đầy đủ dưỡng chất.
- Xây dựng quy trình chăm sóc răng
Một trong những điều lưu ý khi niềng răng, cần xây dựng quy trình chăm sóc răng bày bạn và phải thực hiện chăm sóc răng đều đặn theo quy trình. Ngoài việc sử dụng bàn chải chuyên dùng cho người niềng răng để làm sạch răng mỗi ngày, bạn cần kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để lấy hết các mảng bám của răng.
- Bổ sung các sản phẩm chăm sóc răng miệng, ngừa sâu răng
Mẹ bầu nên chọn mua các sản phẩm chăm sóc răng dành cho răng nhạy cảm hoặc chuyên dụng cho răng niềng. Tập trung ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng. Vì nếu mắc phải bệnh lý răng miệng trong giai đoạn này có thể sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của mẹ và sức khỏe của bé.
Bổ sung các sản phẩm chăm sóc răng miệng
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh