Công nghệ xử lý vùng cổ bằng vi ren
Tạo ra một lớp vi ren dày đặc, tăng diện tích tiếp xúc giữa vùng cổ Implant với xương.
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều thương hiệu Implant với chất lượng và chi phí khác nhau. Từ những loại Implant giá tầm trung như: Implant Dio Hàn Quốc, Implant Dentium Mỹ/Hàn Quốc. Đến những loại Implant cao cấp hơn như: Implant Mis C1 Đức, Implant Nobel Thụy Điển, Implant Straumann Thụy Sỹ và Implant SIC Thụy Sỹ. Vậy những dòng trụ Implant này có điểm gì giống và khác nhau? Nên chọn trồng Implant loại nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Đối với một chiếc răng Implant hoàn chỉnh, thì trụ Implant đóng vai trò quan trọng nhất. Việc chọn loại trụ đúng với tình trạng mất răng, sẽ giúp quá trình phục hình diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Đồng thời đảm bảo cho răng Implant có thể sử dụng hiệu quả và bền lâu nhất. Để chọn được loại trụ Implant phù hợp, bệnh nhân có thể dựa trên 5 tiêu chí sau:
Thời gian tích hợp của trụ Implant sẽ từ 3 - 6 tháng. Trong đó, các loại trụ có công nghệ xử lý bề mặt cao cấp sẽ tích hợp xương nhanh chóng hơn như Implant Mis C1 Đức, Implant Nobel Thụy Điển… Đặc biệt Implant Straumann Thụy Sỹ có thời gian tích hợp chỉ từ 6 tuần.
Các dòng trụ có lịch sử càng lâu năm thì càng chất lượng bởi đã trải qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và cấy ghép nhiều ca thành công. Đi đầu là Implant Straumann và Implant Nobel Biocare.
Với những hãng Implant uy tín, được nhập khẩu chính ngạch sẽ luôn có thẻ bảo hành chính hãng, thường từ 10 - 20 năm.
Việc chọn loại trụ Implant có kích thước nhỏ sẽ giúp việc đặt trụ vào trong xương hàm dễ dàng hơn, tăng khả năng tích hợp xương nhanh chóng hơn. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến các chân răng kế cận.
Tùy vào điều kiện tài chính, bệnh nhân sẽ lựa chọn những dòng trụ Implant trong phân khúc tầm trung hoặc cao cấp.
Dưới đây là thông tin tổng quan về những loại trụ Implant được các chuyên gia và bác sĩ đánh giá cao về chất lượng, khuyến khích bệnh nhân lựa chọn để phục hình lại răng đã mất
Các thương hiệu Implant đều có sự khác biệt về: công nghệ chế tác trụ từ Titanium, công nghệ xử lý bề mặt, kỹ thuật thiết kế… Từ đó, các dòng trụ Implant được sản xuất ra sẽ có những đặc điểm riêng. Cụ thể:
Implant sau khi được chế tạo sẽ nhúng qua một loại axit chuyên dụng. Để tạo độ thô ráp, giúp các tế bào xương sau khi cấy ghép có thể trú ngụ và phát triển trong đó
Công nghệ xử lý SLA vẫn bao gồm quá trình thủy phân axit. Sau đó, một bề mặt Ti-6Al-4V + AS có cấu trúc đặc biệt bao bọc bên ngoài trụ Implant, giúp dẫn tạo xương và cảm ứng sinh xương
Tăng thời gian tích hợp xương, giữ trụ ổn định, vững chắc và cảm biến thức ăn tốt hơn.
Tạo ra một lớp vi ren dày đặc, tăng diện tích tiếp xúc giữa vùng cổ Implant với xương.
Tạo ra các đảo vi lưu, đảo tế bào nhân tạo tại vùng cổ giúp cả xương và lợi đều bám tốt hơn.
Kích thích các tế bào tạo xương phát triển bền vững, giảm áp lực nhai tại vùng cổ và phân bố đều trên bề mặt Implant. Đây là công nghệ kháng tiêu vùng cổ tốt nhất hiện nay.
Kích thước Implant khác nhau tạo ra sự đa dạng trong cấy ghép. Bởi mỗi vị trí mất răng đều có mật độ xương khác nhau, khoảng cách đến các dây thần kinh, xoang hàm đều có sự chênh lệch đối với từng trường hợp bênh nhân.
Việc so sánh khả năng chịu lực của các loại trụ Implant sẽ dựa trên công nghệ sản xuất của mỗi hãng, vì mỗi loại implant khác nhau sẽ có khả năng chịu lực khác nhau. Nếu loại trụ Implant nào được xử lý kết hợp với một số thành phần sinh học sẽ tăng khả năng chịu lực tốt hơn.
Các loại trụ Implant thông thường sẽ mất khoảng 3 tháng để tích hợp xương cứng chắc.
Hiện nay, những loại Implant được xử lý bằng công nghệ SLA như Straumann Thụy Sỹ sẽ rút ngắn thời gian lành thương chỉ còn 6 - 8 tuần