Trám Răng Cấm Bao Nhiêu Tiền?
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Răng cấm đóng vai trò ăn nhai chính trên hàm răng và nằm ở vị trí trong cùng khó vệ sinh. Do đó, chúng có nguy cơ bị hư tổn và mắc các bệnh lý cao. Vậy trường hợp nào cần phải trám răng cấm? Chi phí trám răng cấm bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Cần trám răng cấm trong những trường hợp nào?
Sau đây là một số trường hợp cần trám răng cấm được bác sĩ khuyến nghị:
- Răng cấm bị sâu
Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến, nếu không được điều trị và tiến hành trám răng kịp thời thì sâu có thể lan rộng vào trong tủy và chân răng, làm răng trở nên đau nhức và nặng nhất là phải nhổ bỏ răng. Do đó, việc xử lý sâu răng thông qua trám răng là một biện pháp tối ưu để duy trì sức khỏe và độ bền của răng cấm.
- Răng cấm bị vỡ, mẻ
Khi răng cấm bị vỡ, mẻ hoặc tổn thương do va chạm, chấn thương thì cũng cần có biện pháp khắc phục sớm giống như trường hợp răng cấm bị sâu, để ngăn chặn tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc trám răng cấm bị sứt mẻ rất đơn giản, tuy nhiên cần phụ thuộc vào mức độ, diện tích răng bị hư tổn.
2. Trám răng cấm thường dùng vật liệu trám nào?
Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu trám răng như: Amalgam, Composite, vàng, sứ, kim loại, GIC… Mỗi vật liệu sẽ mang những ưu điểm nổi bật riêng, có thể áp dụng cho từng trường hợp khác nhau.
- Trám răng bằng Amalgam
Trám răng bằng Amalgam có khả năng khắc phục những khuyết điểm của răng một cách hiệu quả. Đồng thời giúp răng bền chắc, ăn nhai tốt. Một số ưu điểm của dòng vật liệu Amalgam chính là vật liệu an toàn đối với cơ thể, chi phí rẻ, đồng thời tính thẩm mỹ chưa cao nên chỉ thường sử dụng để trám sâu răng ở vị trí răng hàm.
Trám răng bằng Amalgam
- Trám răng bằng vàng và kim loại quý
Trám răng bằng vàng và kim loại được sử dụng rất nhiều trong khoảng thời gian trước đây. Vật liệu này có ưu điểm có độ cứng chắc rất cao, hơn cả Amalgam. Thời gian sử dụng lâu dài, khó bong tróc. Tuy nhiên, kim loại có màu nên không mang tính thẩm mỹ cao. Chính vì vậy, thường được trám cho răng hàm bằng kỹ thuật Inlay/ Onlay.
- Trám răng Composite
Trám răng composite, còn được gọi là trám răng chất lỏng, là một phương pháp phục hồi răng phổ biến và có nhiều ưu điểm như: Màu sắc như răng thật; Sở hữu độ nén chịu lực và chịu mài mòn cao, dù sử dụng lâu dài trong môi trường khoan miệng; Khả năng tương thích sinh học cao, hoàn toàn an toàn đối với cơ thể; Thường được chỉ định để trám răng thẩm mỹ; Dễ bị bong tróc nên cần được chăm sóc kỹ.
Trám răng Composite
- Trám răng Inlay/ Onlay với vật liệu sứ
Trám răng Inlay/Onlay được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với chất sứ có khả năng mô phỏng tự nhiên của răng với độ trong suốt và màu sắc tương tự. Kết quả trám răng Inlay/Onlay sử dụng vật liệu sứ thường rất tự nhiên và không thể phân biệt được với các răng tự nhiên khác.Được chế tác theo tình trạng răng miệng mỗi người nên dễ dàng vệ sinh. Bền chắc và sử dụng đến 15-20 năm.
- Trám răng bằng GIC
Trám răng bằng GIC có độ thẩm mỹ cao hơn so với Amalgam nhưng thấp hơn Composite. Trong chất liệu GIC có một hàm lượng nhỏ chất chống sâu răng. Màu bột trắng tự nhiên giống như màu răng thật, mang đến tính thẩm mỹ cao. Một ưu điểm nổi bật của trám răng GIC chính là chi phí rẻ. Trám răng GIC thường được chỉ định cho các tình trạng: Cổ chân răng bị mòn, nứt vỡ răng cửa,…
Trám răng bằng GIC
3. Giá trám răng cấm bao nhiêu tiền?
Để biết được chính xác chi phí trám răng cấm bao nhiêu tiền, người bệnh cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám trực tiếp. Chi phí trám răng sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của răng cấm và loại vật liệu trám.
Sau khi kiểm tra tình trạng răng cấm bị sâu, vỡ, mẻ… của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp trám thích hợp. Bệnh nhân có thể lựa chọn chất liệu trám theo nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình.
Bạn có thể tham khảo bảng giá trám răng tổng quát của Nha khoa I-Dent dưới đây:
TRÁM RĂNG |
|
---|---|
Trám răng sữa | 100.000 – 150.000 VNĐ / Răng |
Trám răng mòn cổ | 300.000 VNĐ / Răng |
Trám răng sâu men | 300.000 VNĐ / Răng |
Trám răng sâu ngà nhỏ | 300.000 – 400.000 VNĐ / Răng |
Trám răng sâu ngà to/vỡ lớn | 400.000 – 500.000 VNĐ / Răng |
Trám răng sau khi điều trị tủy | 400.000 VNĐ / Răng |
Trám kẽ răng | 400.000 VNĐ / Răng |
Đắp mặt răng | 400.000 VNĐ / Răng |
Trám Inlay/Onlay Zirconia CAD/CAM | 3.000.000 VNĐ / Răng |
Bảng giá trám răng tại Nha khoa I-DENT
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh