Sâu Răng Làm Hôi Miệng Và Cách Điều Trị
- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
1. Tại sao sâu răng lại hôi miệng
Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như: thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá; bệnh khô miệng; vệ sinh răng miệng kém;… Trong đó, sâu răng làm hôi miệng là một tác nhân gây nên tình trạng này.
Khi bị sâu răng, men răng sẽ bị phá hủy, các túi (lỗ) sâu hình thành và tạo mùi hôi khó chịu. Các vi khuẩn gây sâu răng sẽ tích tụ và phát triển nhanh chóng, lan rộng ra lưỡi, nướu, khoang miệng, … Lúc này, vi khuẩn tấn công từ nhiều phía khiến miệng bốc mùi nhanh chóng và khó kiểm soát.
Thậm chí, khi bạn đã xử lý sâu răng bằng vật liệu trám thì vấn đề hôi miệng vẫn có thể tiếp diễn. Trong một vài trường hợp vật liệu trám không tương thích với răng thật, tạo môi trường cho vi khuẩn gây hôi miệng ẩn náu bên dưới.
Xem Thêm: Blog chăm sóc răng miệng
Sâu răng làm hôi miệng
2. Ảnh hưởng của chứng hôi miệng
Hôi miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và những người mắc chứng bệnh này bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới tâm lý. Hầu hết những ai bị hôi miệng đều rất ngại khi phải giao tiếp với người khác và luôn thấy mất tự tin về bản thân.
Thậm chí, có những người vì sợ bị khác phát hiện ra mùi hôi của mình đã hạn chế tối thiểu việc giao tiếp hàng ngày. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã giao của người bệnh.
Ngoài ra, hôi miệng còn là biểu hiện phổ biến của nhiều bệnh lý răng miệng. Nếu không điều trị những căn bệnh này kịp thời, thì sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng của toàn bộ răng trên cung hàm.
3. Cách điều trị hôi miệng do sâu răng
3.1 Không để miệng bị khô
Một phương pháp trị hôi miệng đơn giản, hiệu quả và tự nhiên nhất chính là từ nước bọt của bạn. Nước bọt có khả năng làm sạch miệng và giúp rửa trôi các vi khuẩn gây hôi miệng.
Vì vậy, không nên để răng miệng trong tình trạng khô. Cần hạn chế hút thuốc lá và uống nhiều nước để hạn chế những loại vi khuẩn gây hôi miệng. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo (không đường) để kích thích tuyến nước bọt.
3.2 Sử dụng nước súc miệng
Các loại nước súc miệng trên thị trường hiện nay giúp hơi thở của bạn thơm mát và ngăn chặn tình trạng hôi miệng do sâu răng một cách hiệu quả. Bạn nên súc miệng mỗi ngày sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn cơm xong.
Nước muối cũng là một loại nước súc miệng hiệu quả, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hôi miệng ở khoang miệng, lưỡi và cổ họng.
Xem Thêm: Top 10 Loại Kem Đánh Răng Trị Hôi Miệng Tốt Nhất Hiện Nay
Sử dụng nước súc miệng để ngăn chặn mùi hôi
3.3 Nhai lá bạc hà hoặc táo
Lá bạc hà chứa nhiều tinh chất dầu thơm và nhiều vi chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Bạn có thể nhai sống lá bạc hà hoặc nhai chung với muối hoặc chanh để tăng cường hiệu quả trị hôi miệng.
Ngoài lá bạc hà, táo cũng là một loại thực phẩm giảm mùi hôi hiệu quả. Táo rất giàu polyphenol có thể làm sạch răng miệng tự nhiên và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.
Táo và bạc hà là 2 loại thực phẩm ngăn chặn mùi hôi miệng hiệu quả
3.4 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đây là mấu chốt của vấn đề hôi miệng. Việc vệ sinh răng miệng sai cách là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sâu răng gây hôi miệng.
Bạn cần chải răng đúng cách theo vòng tròn hoặc chiều dọc thân răng. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày buổi sáng và trước khi đi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa và các dụng cụ làm sạch kẽ răng, thức ăn thừa sau khi ăn.
Đồng thời, nên đi khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ răng chắc khỏe. Ngăn ngừa các tác nhân gây sâu răng.
Dưới đây là những bài viết bạn nên tìm hiểu:
Xem thêm: Viêm Tủy Răng – Dấu Hiệu Và Quy Trình Điều Trị
Xem thêm: Những Điều Cần Biết Trước Khi Nhổ Răng
Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Trám Răng Thẩm Mỹ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh