Răng Khôn Mọc Ngầm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Kiến thức tổng hợp
13.03.2024
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Răng Khôn Mọc Ngầm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Răng khôn mọc ngầm là tình huống oái oăm mà nhiều người gặp phải, chúng mọc ngầm trong xương hàm và gây ra những thương tổn đến các răng khác cùng nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Cùng tìm hiểu chi tiết về những dấu hiệu, nguyên nhân, tác hại và cách xử lý răng khôn mọc ngầm qua bài viết sau đây.

1. Răng khôn mọc ngầm có đặc điểm gì?

Răng khôn mọc ngầm là tình trạng răng khôn mọc bị kẹt bên dưới nướu, không thể trồi lên trên như những chiếc răng khác hoặc răng khôn nằm sâu bên trong xương hàm và tồn tại ở dạng nang.

Vì răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng, khi tất cả các răng khác đã mọc đầy đủ, xương hàm đã phát triển vững chắc và nướu cũng trở nên dày hơn khiến răng khôn mọc khó khăn hơn. Đồng thời, xương hàm lúc này đã phát triển hoàn thiện nên răng khôn không còn đủ chỗ để mọc lên bình thường, khiến chúng phải mọc ngầm ẩn dưới nướu.

Tình trạng răng khôn mọc ngầm thường xảy ra ở hàm dưới nhiều hơn so với hàm trên và gây ra nhiều đau đớn cũng như dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Răng khôn mọc ngầm

2. Triệu chứng cho thấy răng khôn mọc ngầm

2.1 Đau nhức, ê buốt kéo dài, tái phát lại nhiều lần

Răng khôn mọc ngầm gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Khiến cho vùng răng đó bị ê buốt, đau đớn kéo dài ngay cả khi chỉ ăn uống, nói chuyện bình thường. Răng khôn mọc ngầm làm cho chúng ta khó phát hiện, nên nếu để lâu dài, tình trạng đau răng khôn sẽ tái phát nhiều lần. 

rang-khon-moc-ngam-gay-dau-nhuc-e-buot-keo-dai

Răng khôn mọc ngầm gây đau nhức, ê buốt kéo dài

2.2 Nướu sưng đỏ, sờ vào thấy đau hoặc cứng

Răng khôn mọc ngầm không thể trồi lên phía trên nướu sẽ gây ra hiện tượng nướu sưng đỏ, có cảm giác đau. Và khi chạm vào bạn sẽ thấy hơi cứng phía dưới nướu. Tình trạng răng khôn mọc gây đau tái phát nhiều lần, kéo dài từ vài tháng đến vài năm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Tỉ lệ răng mọc ngầm cao hơn với các răng khôn ở vị trí hàm dưới.

2.3 Vùng lợi bị trồi lên bất thường, sau thời gian dài không thấy răng nhô lên.

Răng khôn mọc ngầm đang có dấu hiệu trồi lên phía trên. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể nhìn thấy phần nướu bị nhô lên, có cảm giác đau và sờ vào thấy cứng, sau một thời gian lại mất đi. Đây là hiện tượng răng khôn mọc ngầm. 

Vùng lợi bị trồi lên bất thường khi răng khôn mọc ngầm

2.4 Có cảm giác đắng miệng, hôi miệng

Dù răng khôn mọc ngầm nhưng vẫn có khả năng khiến vùng nướu bị sưng lên và thức ăn dễ bám vào, kẹt lại. Việc này càng khiến nướu tích tụ nhiều vi khuẩn hơn, gây hôi miệng, đắng miệng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.

3. Những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi răng khôn mọc ngầm

3.1 Tăng nguy cơ viêm nướu

Răng khôn mọc ngầm dù không được trồi lên phía trên nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng viêm nướu. Biểu hiện của viêm nướu gồm: sưng đỏ, xuất hiện ổ dịch mủ tại vị trí quanh chân răng, có thể viêm mủ lan sang nhiều khu vực khác như xương, cổ, má,…

3.2 Làm tổn thương răng số 7

Răng khôn mọc ngầm thường rất dễ đâm vào răng số 7, gây tác động xấu đến chân răng và thân răng. Ở giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy rất đau nhức. Răng khôn mọc ngầm càng lâu thì tổn thương đến răng số 7 càng nghiêm trọng, có thể khiến răng lung lay, tiêu chân và thân răng, mất răng số 7.

Rang-khon-moc-ngam-lam-ton-thuong-rang-so-7

Răng khôn mọc ngầm làm tổn thương răng số 7

3.3 Gây xô lệch răng, làm ảnh hưởng đến khớp cắn và thẩm mỹ

Vì răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng và không mọc không đúng theo phương thẳng, mọc ngầm sẽ tạo ra tình huống chen chúc răng. Nếu không xử lý răng khôn sớm có thể khiến tình trạng chen chúc răng càng lâu gây xô lệch răng. Khớp cắn lệch, răng không theo vòng cung hàm gây mất thẩm mỹ. 

3.4 Tạo thành u nang, làm tổn thương xương hàm

Răng khôn mọc ngầm nhưng lại có xu hướng trồi lên trên nằm dưới bề mặt nướu. Khi chạm vào sẽ thấy hơi sưng và cứng. Tình trạng này nếu diễn ra quá lâu sẽ tạo thành u nang, và tổn thương xương hàm. 

3.5 Gây rối loạn về phản xạ và cảm giác

Một số trường hợp tuy hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra chính là răng khôn mọc ngầm chạm vào hệ thống dây thần kinh. Điều này gây rối loạn về phản xạ và cảm giác. Đặc biệt có thể gây nên hội chứng giao cảm như đau một bên mặt, phù hoặc đỏ quanh vùng ổ mắt.

4. Răng khôn mọc ngầm cần xử lý thế nào? Có nên nhổ không?

Khi răng khôn mọc ngầm sẽ có 2 phương án giải quyết là nhổ hoặc không. Hầu hết bác sĩ sẽ ưu tiên nhổ răng khôn, vì thực chất giữ lại răng khôn sẽ là mối nguy hại lớn nếu răng khôn gặp vấn đề. Ngoài ra, răng khôn không mang lại chức năng ăn nhai nào trên cung hàm, nên việc trống răng khôn sẽ không ảnh hưởng đến việc ăn uống. 

Điều bạn cần làm chính là đến nha khoa để các bác sĩ xem xét. Trước tiên sẽ tiến hành chụp phim để xác định tình trạng răng. Sau đó, sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Nếu răng khôn thực sự không ảnh hưởng đến xương hàm hay các răng kế cận thì có thể giữ, ngược lại bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng khôn. 

Nho-rang-khon-moc-ngam-tai-nha-khoa-I-DENT

Nhổ răng khôn mọc ngầm tại nha khoa I-DENT

Ngày nay, công nghệ nha khoa ngày càng phát triển, việc nhổ răng khôn cũng không còn quá phức tạp. Tuy nhiên, vì răng khôn là vị trí răng trong cùng và khá sát với hệ thống thần kinh. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân. 

NHA KHOA I-DENT HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm