Mài Gồ Xương Ổ Răng Là Gì?
Kiến thức tổng hợp
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Mài Gồ Xương Ổ Răng Là Gì?

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Mài gồ xương ổ răng là gì?

Mài gồ xương ổ răng là kỹ thuật nha khoa được áp dụng để làm giảm bớt đi độ dày của xương hàm, ở vị trí chứa ổ răng và chân răng. Quá trình này thường đi kèm với phẫu thuật cắt lợi. Vì người bị hô, cười hở lợi do xương ổ răng quá dài thường kéo theo việc phần lợi sẽ bám thấp dưới thân răng.

Nên về bản chất, mài gồ xương ổ răng chính là làm dài thân răng lâm sàng. Để mài xương ổ răng, bác sĩ sẽ bóc tách lớp lợi dính vào chân răng để làm lộ lớp xương ra. Sau đó sẽ tiến hành mài xương cho cân chỉnh rồi khâu lại.

1. Khi nào cần mài gồ xương ổ răng

Mài gồ xương ổ răng dành cho những trường hợp răng hô do xương ổ răng quá dày hoặc lợi bám quá dày, quá thấp gây cười hở lợi.

Ngoài mài gồ xương ổ răng, để giải quyết những tình trạng răng hô và cười hở lợi còn có phương pháp cắt xương ổ răng và gắn neo chặn Minivis.

So với phương pháp cắt xương thì mài xương ổ răng ít làm tổn thương đến xương và nướu của bạn hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp xương ổ răng quá dày hoặc phát triển quá mức theo chiều thẳng đứng thì bắt buộc phải cắt xương.

Còn với phương pháp gắn neo chặn Minivis chỉ dùng trong trường hợp xương ổ răng khá dày nhưng không gây lệch khớp cắn nghiêm trọng. Lúc này, việc gắn neo sẽ kéo răng về lại phía sau, từ đó làm di chuyển chân răng và cả ổ răng. Tất nhiên sẽ không làm thay đổi cấu trúc xương ổ răng.

Để biết được tình trạng hô răng của bạn là do đâu, có cần thiết phải mài xương ổ răng hay không, bạn cần đến các phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện, để bác sĩ chụp CT, kiểm tra tình trạng xương và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Nhiều trường hợp phải thực hiện kết hợp nhiều phương pháp, cả mài xương, cả niềng răng hoặc niềng răng kết hợp gắn neo chặn Minivis mới giải quyết được tình trạng răng hô triệt để.

2. Tác dụng của mài gồ xương ổ răng

2.1 Điều trị răng hô

Hô xương ổ răng nếu chỉ thực hiện niềng răng thì sẽ không mang lại kết quả tuyệt đối. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân thực hiện niềng răng nhưng không khắc phục được tình trạng hô. Lúc này bác sĩ bắt buộc phải thực hiện mài xương ổ răng, can thiệp đến trúc xương.

Kỹ thuật mài gồ xương ổ răng sẽ được thực hiện để cân đối lại hàm. Cấu trúc xương hàm lúc này cũng sẽ bị can thiệp ít nhiều, thay đổi và điều chỉnh các khuyết điểm hô.

Mài xương ổ răng điều trị răng hô

Mài xương ổ răng điều trị răng hô

2.2 Giải quyết tình trạng cười hở lợi

Khi phần nướu quá dày và phát triển quá mức sẽ trùm lên một phần của thân răng, khiến bạn cười hở lợi. Nếu để lâu ngày có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm do không thể vệ sinh răng. Lúc này, việc phẫu thuật cắt nướu kết hợp với mài xương ổ răng là bắt buộc.

Xem Thêm: Hướng Dẫn Cách Chữa Viêm Nướu Răng Tại Nhà

Mài xương ổ răng giúp thu gọn phần ổ xương nhô ra, tạo diện tích tiếp diện đủ để phần nướu sau khi cắt xong bám vào một cách tự nhiên và đảm bảo. Từ đó giải quyết triệt để tình trạng cười hở lợi.

Mài xương ổ răng giải quyết tình trạng cười hở lợi

Mài xương ổ răng giải quyết tình trạng cười hở lợi

2.3 Mang lại nụ cười tự tin, đẹp rạng ngời

Do quan niệm “tâm sinh tướng” mà nhiều người bị hô răng hoặc cười hở lợi mất tự tin hẳn vào bản thân. Có thể chỉ là vài câu nói đùa hoặc ánh nhìn cũng đã khiến họ trở nên ngại giao tiếp với mọi người.

Mài xương ổ răng giúp giải quyết triệt để tình trạng răng hô, cười hở lợi, mang đến cho bạn nụ cười rạng ngời, giúp bạn tự tin thể hiện bản thân và giao tiếp với mọi người.

Mài xương ổ răng mang lại nụ cười rạng ngời

Mài xương ổ răng mang lại nụ cười rạng ngời

3. Quy trình mài gồ xương ổ răng

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát

Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X – quang để xem xét tình trạng xương. Từ đó quyết định có cần thực hiện các phẫu thuật khác song song hay không. Nếu không cần, bác sĩ sẽ xác định vị trí xương ổ răng cần mài, lượng xương cần mài, vị trí các mạch máu và các mô nhạy cảm, … Sau đó sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể.

Lúc này, bác sĩ cũng sẽ tư vấn tình trạng rõ ràng cho bạn và giải đáp các thắc mắc liên quan. Nếu bạn đồng ý, bác sĩ mới tiến hành thực hiện phẫu thuật.

  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, gây tê

Bệnh nhân sẽ được tiến hành súc miệng sát khuẩn kỹ lưỡng, để tránh gây viêm nhiễm khi phẫu thuật.

Sau đó bác sĩ sẽ gây tê vùng và gây tê tại chỗ để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong khi phẫu thuật.

  • Bước 3: Tiến hành phẫu thuật

Phần nướu đang bám trên tổ chức xương xung quanh sẽ được bóc tách, làm lộ phần xương ổ răng cần mài ra ngoài. Bác sĩ sẽ thực hiện mài xương bằng máy mài chuyên dụng ở phần bờ viền và mặt ngoài của xương theo đúng tỷ lệ như trong phác đồ điều trị.

  • Bước 4: Khâu đóng nướu

Vùng xương được mài xong sẽ được làm sạch bằng nước muối vô khuẩn và khâu đóng nướu lại, hoàn tất quá trình điều trị.

Xem Thêm: Mài Gồ Xương Ổ Răng Là Gì

Quy trình mài xương ổ răng

Quy trình mài xương ổ răng

I-DENT- PHÒNG KHÁM NHA KHOA SỐ 1 TP. HỒ CHÍ MINH
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm