
Giá Bọc Răng Sứ Sau Khi Lấy Tủy Bao Nhiêu Tiền?

- Giám đốc Nha khoa I-DENT
- 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công
Tủy răng đóng vai trò duy trì sức khỏe và chức năng cho răng. Khi tủy bị viêm, hoại tử hoặc tổn thương, việc lấy tủy là cần thiết để giảm đau và bảo tồn răng. Tuy nhiên, răng sau khi lấy tủy sẽ yếu hơn, nên cần bọc răng sứ để bảo vệ thân răng còn lại và phục hồi chức năng ăn nhai. Chi phí lấy tủy bọc răng sứ dao động từ 1.000.000 – 14.000.000 đồng.
1. Lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền?
Giá lấy tủy răng dao động từ 250.000 – 2.000.000 đồng/răng và mức giá bọc răng sứ sau khi lấy tủy sẽ dao động từ 1.000.000 – 14.000.000 đồng/răng. Chi phí lấy tủy bọc răng sứ sẽ tùy thuộc vào vị trí răng cần lấy tủy, mức độ viêm tủy, loại răng sứ được lựa chọn và bảng giá của mỗi nha khoa.
Lấy tủy răng (điều trị nội nha) là quá trình loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm hoặc hoại tử bên trong răng. Chi phí lấy tủy răng thường sẽ phụ thuộc vào vị trí răng và mức độ viêm nhiễm của tủy:
- Giá lấy tủy răng cửa (1 ống tủy): Thường có chi phí thấp nhất, dao động từ 600.000 – 800.000 đồng/răng.
- Giá lấy tủy răng hàm nhỏ (2 ống tủy): Dao động từ 800.000 – 1.000.000 đồng/răng.
- Giá lấy tủy răng hàm lớn (3 – 4 ống tủy): Dao động từ 1.000.000 – 1.200.000 đồng/răng.
- Giá điều trị tủy lại: Dao động từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng/răng.
Tham khảo bảng giá lấy tủy răng tại nha khoa I-Dent dưới đây:
ĐIỀU TRỊ TỦY |
|
---|---|
Điều trị tủy răng sữa | 250.000 – 500.000 VNĐ/ Răng |
Điều trị tủy răng cửa, răng nanh | 600.000 VNĐ/ Răng |
Điều trị tủy răng cối nhỏ | 800.000 VNĐ/ Răng |
Điều trị tủy răng cối lớn hàm dưới | 1.000.000 VNĐ/ Răng |
Điều trị tủy răng cối lớn hàm trên | 1.200.000 VNĐ/ Răng |
Điều trị tủy lại răng cửa, răng nanh, răng cối nhỏ | 1.500.000 VNĐ/ Răng |
Điều trị tủy lại răng cối lớn | 2.000.000 VNĐ/ Răng |
Chi phí bọc răng sứ sau khi lấy tủy sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại răng sứ mà bạn lựa chọn, trong đó có 2 loại vật liệu sứ chính là:
- Giá bọc răng sứ kim loại: Dao động từ 1.000.000 – 3.500.000 đồng/răng.
- Giá bọc răng sứ toàn sứ (không kim loại): Dao động từ 4.500.000 – 14.000.000 đồng/răng.
LOẠI RĂNG SỨ | CHI PHÍ |
---|---|
Răng sứ kim loại (Ceramco 3 – Mỹ) |
1.000.000 VNĐ/ Răng (Bảo hành 3 năm) |
Răng sứ Chrom-Cobalt (Mỹ) |
3.500.000 VNĐ/ Răng (Bảo hành 5 năm) |
Răng sứ toàn sứ Bio ESTHETIC (Đức) |
4.500.000 VNĐ/Răng
3.600.000 VNĐ/Răng (Bảo hành 10 năm) |
Răng sứ toàn sứ Multilayer DDBio (Đức) |
5.500.000 VNĐ/Răng
4.400.000 VNĐ/Răng (Bảo hành 10 năm) |
Răng sứ toàn sứ Multilayer CERCON HT (Đức) |
6.500.000 VNĐ/Răng (Bảo hành 10 năm) |
Răng sứ toàn sứ cao cấp Lava Plus (Đức) |
8.000.000 VNĐ/ Răng (Bảo hành 15 năm) |
Răng sứ toàn sứ cao cấp Nacera 9 MAX (Đức) |
9.000.000 VNĐ/Răng
7.200.000 VNĐ/Răng (Bảo hành 15 năm) |
Răng sứ toàn sứ cao cấp Multilayer EVEREST Speed (Hàn Quốc)
( Gắn răng cấp tốc trong vòng 24-48 giờ ) |
12.000.000 VNĐ/ Răng (Bảo hành 20 năm) |
Răng sứ toàn sứ cao cấp Multilayer LAVA Esthetic (Đức) |
14.000.000 VNĐ/Răng
10.500.000 VNĐ/Răng (Bảo hành 20 năm) |
Thẩm mỹ răng sứ toàn hàm (16 – 20 răng toàn sứ) |
Giảm 30% cho cho tất cả loại răng toàn sứ |
Bảng giá bọc răng sứ sau khi lấy tủy tại nha khoa I-Dent
2. Lấy tủy răng để làm gì? Trường hợp nào cần lấy tủy răng?
Tủy răng chứa các dây thần kinh và mạch máu giúp nuôi dưỡng răng. Khi tủy bị viêm, hoại tử hoặc tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy (hay còn gọi là điều trị tủy) nhằm loại bỏ cơn đau và bảo tồn phần răng thật còn lại.
Dưới đây là những trường hợp được bác sĩ chỉ định lấy tủy:
- Răng chết tủy hoặc gãy vỡ làm lộ tủy:
Khi răng bị chấn thương mạnh dẫn đến gãy, vỡ và làm lộ phần tủy màu hồng hoặc chảy máu tủy, thì điều trị tủy là cần thiết. Lấy tủy lúc này sẽ giúp loại bỏ phần mô bị tổn thương, giảm đau và ngăn nhiễm trùng lan rộng.
- Sâu răng gây viêm tủy:
Sâu răng kéo dài có thể phá hủy lớp men và ngà răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang tủy, gây ra những cơn đau buốt dữ dội lan ra cả vùng tai, thái dương và đỉnh đầu. Lúc này, lấy tủy là cách duy nhất để dứt điểm cơn đau và bảo vệ cấu trúc răng.
- Viêm tủy không điều trị, gây viêm quanh chóp răng:
Khi viêm tủy không được xử lý kịp thời, vi khuẩn có thể lan xuống chóp răng, gây viêm xương ổ răng, viêm quanh chóp, sưng má, nổi hạch hoặc hình thành lỗ dò mủ trên nướu. Việc điều trị tủy răng khi này là cách duy nhất muốn giữ lại răng và chấm dứt nhiễm trùng.

Qúa trình lấy tủy răng
3. Vì sao nên bọc răng sứ sau khi lấy tủy?
Việc bọc răng sứ sau khi lấy tủy là rất cần thiết và được hầu hết các nha sĩ khuyến nghị vì nhiều lý do sau:
- Bảo vệ răng khỏi gãy vỡ
Răng sau khi lấy tủy trở nên khô, giòn, mất đi độ đàn hồi và dễ vỡ, vì không còn được nuôi dưỡng bởi mạch máu và dây thần kinh bên trong tủy. Bọc răng sau khi lấy tủy giúp tạo một lớp vỏ bảo vệ phần mô răng thật còn lại, tránh bị mẻ hoặc nứt vỡ khi ăn nhai.
- Khôi phục chức năng ăn nhai
Răng đã lấy tủy dù được trám lại cũng sẽ yếu hơn răng bình thường, khả năng chịu lực kém, nếu ăn nhai mạnh có thể bị nứt gãy hoặc mòn nhanh. Răng sứ có độ cứng, độ bền cao, giúp khôi phục hoàn toàn khả năng ăn nhai gần như răng thật, đảm bảo việc ăn uống thoải mái và hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Ngăn ngừa tái nhiễm trùng
Sau khi lấy tủy, các ống tủy sẽ được làm sạch và trám bít kín. Tuy nhiên, vật liệu trám thông thường có thể không đảm bảo độ kín khít tuyệt đối và bền vững, theo thời gian miếng trám có thể bị hở, mòn hoặc sút ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường miệng xâm nhập trở lại vào hệ thống ống tủy, gây nhiễm trùng tái phát.
Bọc sứ giúp che kín toàn bộ thân răng, bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm khuẩn hiệu quả hơn nhiều so với chỉ trám răng thông thường, từ đó giúp đảm bảo kết quả điều trị tủy được duy trì lâu dài.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ
Răng đã lấy tủy có xu hướng bị đổi màu, ngả xám hoặc đen theo thời gian do mất đi dinh dưỡng và ảnh hưởng bởi vật liệu trám. Mão răng sứ được thiết kế có hình dáng, kích thước và màu sắc tự nhiên, sáng bóng như răng thật, giúp cải thiện thẩm mỹ, đặc biệt là với các răng cửa hoặc răng vùng dễ thấy.
- Tăng tuổi thọ của răng
Bằng cách bảo vệ răng khỏi bị gãy vỡ và tái nhiễm khuẩn, bọc sứ giúp kéo dài tuổi thọ của chiếc răng đã được điều trị tủy, giữ cho răng tồn tại lâu dài trên cung hàm, tránh tình trạng phải nhổ bỏ răng sớm do nứt vỡ hoặc viêm tái phát.
4. Quy trình lấy tủy răng chuẩn Y khoa diễn ra như thế nào?
- Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang
Bác sĩ kiểm tra tổng quát tình trạng răng, chụp phim X-quang để đánh giá mức độ viêm tủy, hình dạng số lượng ống tủy và các cấu trúc xung quanh răng. Việc này giúp xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Khoang miệng sẽ được vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ gây nhiễm trùng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng nướu xung quanh răng cần lấy tủy, giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình thực hiện.
- Bước 3: Đặt đế cao su
Khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ đặt một miếng đế cao su (còn gọi là rubber dam) quanh răng cần điều trị tủy, để cách ly răng khỏi nước bọt và môi trường miệng, duy trì sự khô ráo và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Bước 4: Tiến hành lấy tủy răng
Bác sĩ sử dụng mũi khoan nha khoa để mở đường vào buồng tủy, sau đó dùng các dụng cụ nội nha chuyên dụng để lấy hết mô tủy ra khỏi buồng tủy và các ống tủy. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác cao và sẽ liên tục bơm rửa các ống tủy bằng dung dịch sát khuẩn (như Natri Hypoclorit, Chlorhexidine, EDTA…) để loại bỏ triệt để phần mô tủy bị viêm nhiễm hoặc hoại tử.

Thực hiện lấy tủy răng
- Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau khi hệ thống ống tủy đã được làm sạch hoàn toàn, tạo hình phù hợp và được làm khô, nha sĩ sẽ trám bít kín các ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng (thường là Gutta-percha và Sealer) để lấp đầy khoảng trống trong lòng ống tủy, ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn và tránh tái nhiễm trùng.
5. Bọc răng sứ sau khi lấy tủy có đau không?
Bọc răng sứ sau khi lấy tủy không gặp bất kỳ đau đớn gì vì sau khi lấy tủy răng đã không còn dây thần kinh nên sẽ không có cảm giác đau. Do đó, quá trình bọc răng sứ gồm mài cùi, lấy dấu răng và gắn mão sứ sau khi lấy tủy thường sẽ không gây đau vì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê cục bộ.
Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại cùng tay nghề cao của bác sĩ ngày nay thì quá trình lấy tủy và bọc răng sứ hiện nay sẽ ít gây đau đớn hay ê buốt, đồng thời việc điều trị tủy cũng diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Trước khi lấy tủy, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ nên bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi ê nhẹ và hoàn toàn không đau như nhiều người vẫn lo ngại.

Răng bị viêm tủy gây đau nhức
Còn đối với bọc răng sau khi lấy tủy, bác sĩ sẽ gây tê và sau đó mài răng bị hư theo tỉ lệ thích hợp. Kế đến, bác sĩ sẽ gắn các mão sứ đã được chế tác phù hợp với khuôn răng từng người lên trên. Qua đó giúp giảm ê buốt, cải thiện khả năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Tóm lại, lấy tủy bọc răng sứ giá bao nhiêu phụ thuộc vào vị trí răng cần lấy tủy, mức độ viêm tủy và loại răng sứ sử dụng. Việc bọc răng sứ sau khi lấy tủy là một chỉ định cần thiết để bảo tồn răng lâu dài, phục hồi chức năng nhai và đảm bảo thẩm mỹ.
CHUYÊN SÂU IMPLANT DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT
- Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh