Bệnh Áp Xe Răng Và Những Biến Chứng
Kiến thức tổng hợp
17.05.2023
Đánh giá: 4.0/5 ( 20 bình chọn )

Bệnh Áp Xe Răng Và Những Biến Chứng

Cố vấn chuyên môn:TS - BS: Nguyễn Hiếu Tùng
  • Giám đốc Nha khoa I-DENT
  • 10 năm tu nghiệp tại Pháp - hơn 10.000 ca Implant thành công

Áp xe răng được xác định là căn bệnh răng miệng khá nguy hiểm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, bệnh áp xe răng là gì và gây ra những biến chứng như thế nào?

1. Bệnh áp xe răng là gì? 

Áp xe chân răng là một dạng nhiễm trùng nguy hiểm. Với sự hình thành của các túi mủ dưới vùng chân răng, gây nên hiện tượng sưng đau, có thể chảy mủ ra ngoài hoặc không và miệng có mùi hôi khó chịu.

Bệnh áp xe chân răng nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến mất răng, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến cả tính mạng.

Túi mủ hình thành dưới vùng chân răng gây đau nhức cho người bệnh

2. Nguyên nhân gây nên bệnh áp xe chân răng

Bệnh áp xe chân răng xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến khoang miệng không được sạch sẽ. Lâu dần, các mảng bám tích tụ nhiều và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Do bệnh viêm nha chu diễn biến nặng.
  • Do răng lấy tủy bị thất bại.
  • Do ngoại lực hoặc tai nạn khiến răng bị nứt, vỡ và khiến cho tình trạng áp xe răng diễn ra nhanh hơn.
  • Do bị sâu răng, viêm tủy nhưng người bệnh chủ quan không điều trị, để bệnh kéo dài nên dần gây nên áp xe chân răng.
  • Những người bị tiểu đường, tim mạch… thường dễ bị suy yếu hệ miễn dịch. Lợi dụng cơ hội này, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công vào cơ thể và gây ra bệnh áp xe chân răng.
Máy tăm nước WaterBeam có tốt không? Ai nên dùng?

Sâu răng cũng là một trong những nguyên do chính gây ra bệnh áp xe chân răng

Sâu răng cũng là một trong những nguyên do chính gây ra bệnh áp xe chân răng

3. Triệu chứng của bệnh áp xe chân răng 

Áp xe răng ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người bệnh. Một vài triệu chứng dưới đây báo hiệu bạn đã bị áp xe chân răng:

  • Răng đau nhức, thậm chí chỉ ăn nhai nhẹ cũng thấy đau
  • Có cảm giác ê buốt khi sử dụng thức ăn nóng, lạnh
  • Trong miệng có mùi hôi, đặc biệt là mùi tanh của mủ tiết ra
  • Người có thể bị nóng, sốt, hạch ở cổ nổi và luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Bị sưng ở vùng lợi dưới chân răng
  • Có những hạt mủ tụ dưới chân răng, đè vào rất đau và có thể chảy mủ ra hoặc không

Nếu như bạn phát hiện mình có những triệu chứng trên thì nên nhanh chóng ghé đến nha khoa uy tín để kịp thời điều trị.

Top 10 kem đánh răng chống ê buốt cho răng nhạy cảm

4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh áp xe chân răng 

Bệnh áp xe răng nếu được phát hiện sớm và chữa kịp thời thì sẽ không có biến chứng gì xấu xảy ra. Ngược lại, người bệnh để bệnh tiến triển lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Đầu tiên, khi bị áp xe chân răng người bệnh sẽ đau nhức răng, hoặc thậm chí là răng bị lung lay nhiều dẫn đến việc ăn nhai khó khăn, sức khỏe ngày càng giảm sút. Nếu để lâu, răng sẽ trở nên yếu dần và gãy rụng.

Mất răng là một trong những biến chứng nguy hiểm của áp xe chân răng

Mất răng là một trong những biến chứng nguy hiểm của áp xe chân răng

Trên thực tế, áp xe chân răng sẽ chuyển qua chuyển lại giữa cấp tính và mãn tính. Người bệnh sẽ không thể kiểm soát được bệnh đang diễn ra ở mức độ nào và thường dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh để giảm đi triệu chứng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến cho người bệnh tưởng chừng mình đã khỏi, trong khi bệnh âm thầm diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, xoang hàm có thể bị nhiễm trùng hoặc áp xe não cũng là những biến chứng khó lường do áp xe răng gây ra. Thông qua các mạch máu, vi khuẩn đi vào não và dẫn đến hôn mê. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng huyết xảy ra và đe dọa đến tính mạng.

5. Điều trị bệnh áp xe chân răng 

Tùy vào vị trí và nguyên nhân gây ra bệnh áp xe chân răng mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Trong đó, loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh và bảo tồn răng là cách mà bác sĩ thực hiện.

Các bác sĩ sẽ chích rạch ổ mủ, làm sạch mủ và sử dụng kháng sinh để tình trạng đau nhức, sưng tấy không còn xuất hiện nữa.

Sau đó mới tiến hành điều trị nguyên nhân gây ra bệnh như: lấy tủy, cạo vôi răng hoặc trám răng.

Nếu như răng bị tổn thương quá nặng thì nhổ răng là điều cần thiết.

6. Phòng ngừa áp xe răng

Bên cạnh đó, bạn cũng nên phòng ngừa để bệnh răng miệng nói chung và áp xe răng không thể xảy ra.

  • Chải răng 2 lần mỗi ngày và sau khi ăn 30 phút để khoang miệng luôn được sạch sẽ.
  • Nên đi khám răng định kỳ 2 lần mỗi năm để phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
  • Những răng hàm có đường rãnh phức tạp, dễ bị kẹt thức ăn gây sâu răng thì nên trám phòng ngừa.
  • Trong chế độ ăn uống, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin và muối khoáng để tốt cho răng miệng cũng như cơ thể. Nên hạn chế sử dụng những loại thức ăn, đồ uống có hại cho răng như bánh ngọt, kẹo dẻo, trà, cà phê,…

Xem Thêm: Những Lúc Nào Cần Phải Trám Răng Để Tránh Hư Răng

Khám định kỳ 2 lần mỗi năm để ngăn ngừa bệnh áp xe chân răng

Khám định kỳ 2 lần mỗi năm để ngăn ngừa bệnh áp xe chân răng

I-DENT- PHÒNG KHÁM NHA KHOA SỐ 1 TP. HỒ CHÍ MINH
  • Cơ sở 1:19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 2:193A-195 Hùng Vương, P.9, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 3:83 Đường số 3 Khu dân cư Cityland, P.10, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA ĐẶT LỊCH HẸN THĂM KHÁM NGAY
    Vấn đề quan tâm